2.2. Phương pháp đánh giá tác động
2.2.2. Phương pháp ước lượng sai biệt kép kết hợp so sánh điểm xu hướng
Phương pháp khác biệt kép kết hợp điểm xu hướng (hay gọi tắt là phương pháp DID – PSM) được luận án sử dụng nhằm kiểm tra tính vững của các kết quả ước lượng từ phương pháp PSM.
Đánh giá tác động bằng sai biệt kép (DID - Difference in difference) là phương pháp có tính đến sự khác biệt giữa nhóm chịu tác động và nhóm đối chứng không đổi theo thời gian. Ưu điểm của DID là giảm thiểu giả định về yếu tố ngoại suy có điều kiện hay chỉ chọn các đặc tính được quan sát, đồng thời cung cấp một phương pháp trực quan, dễ sử dụng để tính toán việc lựa chọn các đặc tính không quan sát được (Trần Thị Bích và cộng sự 2016). Theo Bertrand & cộng sự (2004), khi có dữ liệu ban đầu ta có thể tính toán mức độ tác động bằng cách giả định tính
không đồng nhất không được quan sát không đổi theo thời gian và không có liên hệ với thời kì tác động. Phương trình biểu thị tác động của di cư đến biến kết quả quan tâm được viết:
Yi= β0+ β1*ti+ β2*Ti + β3*Ti*ti +β4*Xi, k +εi (2.5)
Với ti =0 biểu thị thời gian trước khi có tác động (hay còn gọi là năm cơ sở hoặc thời gian không chịu tác động); và bằng 1 biểu thị thời gian sau khi có tác động; Xi, k là các biến kiểm soát thứ trong mô hình tương ứng tại thời điểm ti. Khi đó:
+: là kết quả trung bình của nhóm đối chứng ở năm cơ sở (baseline)
+ + : là kết quả trung bình của nhóm đối chứng ở năm sau đó (follow-up) + : là khác biệt đơn lẻ (single difference) giữa nhóm chịu tác động và nhóm đối chứng ở năm cơ sở.
+ + : là kết quả trung bình của nhóm chịu tác động ở năm cơ sở. + +++ : là kết quả trung bình của nhóm chịu tác động ở năm sau đó. chính là DID
Hay nói cách khác:
(2.6)
Một trong những công cụ được sử dụng có tính đến tính không đồng nhất không quan sát thay đổi theo thời gian bằng cách sử dụng DID kết hợp điểm xu hướng (hay còn gọi tắt là phương pháp DID - PSM) để ghép cặp chính xác hơn các đơn vị đối chứng theo các đặc trưng ở năm cơ sở (hay còn gọi là ở thời điểm trước khi chịu tác động hay trước khi có chương trình). Trong đó, kỹ thuật ghép cặp hạt nhân được sử dụng phổ biến trong trường hợp này. Khi đó, có thể sử dụng điểm xu hướng để so sánh các đơn vị chịu tác động và đối chứng trong năm cơ sở và tính toán tác động ở cả các đối tượng chịu tác động và đối chứng trong khuôn khổ vùng hỗ trợ chung. Công cụ ước lượng DID - PSM, so sánh kết quả trước và sau có điều kiện của các đối tượng chịu tác động với kết quả của các đối chứng phù hợp và kết quả phù hợp dựa trên điểm số xu hướng:
Trong đó, t’ và t đại diện cho giai đoạn trước và sau khi có tác động, i và j đại diện cho cá nhân chịu tác động và không chịu tác động; N là số quan sát của nhóm chịu tác động nằm trong vùng hỗ trợ chung; wij là trọng số phụ thuộc vào khoảng cách giữa Pi và Pj (và S chỉ vùng hỗ trợ chung.
Công cụ ước lượng DID cho phép sự khác biệt bất biến theo thời gian về mức kết quả giữa nhóm chịu tác độngvà nhóm đối chứng. Tuy nhiên, nó đòi hỏi điều kiện dựa trên điểm số xu hướng, nếu không chịu tác động thì kết quả trung bình của chịu tác động và nhóm đối chứng sẽ đi theo các con đường song song theo thời gian. Do đó, giả định độc lập trung bình có điều kiện được thay thế bằng giả định yếu hơn, trong khi điều kiện hỗ trợ chung (common support) vẫn phải được thỏa mãn. Sai biệt kép loại bỏ được sai lệch do các đặc tính không quan sát được theo thời gian và sai lệch do xu hướng chung về thời gian không liên quan đến việc chịu tác động. Một ưu điểm khác của kỹ thuật này là khả năng sử dụng các kết quả trước khi có tác động.
Do đó, khi áp dụng công cụ ước lượng DID, ATT đo lường sự khác biệt về mức tăng trưởng trung bình của biến kết quả giữa nhóm chịu tác động và nhóm đối chứng (hay nhóm không chịu tác động). Khi đó, ATT được viết như sau:
ATT= = {E(Y1t −Y0it’⎪T=1, P(X)) −E(Y0t−Y0t’⎪T=0,P(X)} (2.8)
Việc áp dụng công cụ ước tính DID – PSM được thúc đẩy hơn nữa từ các nghiên cứu được thực hiện bởi Smith và Todd (2005) cũng như Heckman, Ichimura, và Todd (1997), cho thấy rằng các công cụ ước tính DID hoạt động tốt hơn so với các công cụ ước tính theo dạng lát cắt ngang.
Có rất nhiều Phương pháp sử dụng nhằm đánh giá tác động. Chương 2 tập trung trình bày hai phương pháp được sử dụng nhằm đánh giá tác động của di cư đến nghèo theo cách tiếp cận đa chiều thực hiện ở Chương 4. Hai phương pháp được đề cập trong chương này bao gồm Hồi quy kết nối điểm số tương đồng (PSM) và phương pháp khác biệt kép kết hợp điểm xu hướng (DID – PSM). Nội dung đề cập lý do lựa chọn cũng như nội dung phương pháp hồi quy kết nối điểm số tương đồng được sử dụng để ước lượng tác động của di cư đến các biến kết quả quan tâm tập trung vào các chỉ tiêu phản ánh nghèo đa chiều. Đây cũng là Phương pháp chính mà luận án sử dụng. Bên cạnh đó, Chương 2 cũng đã trình bày nội dung phương pháp khác biệt kép kết hợp điểm xu hướng thông qua ghép cặp hạt nhân sử dụng dữ liệu bảng nhằm mục đích kiểm tra lại tính vững trong các kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy kết nối điểm số tương đồng. Những phương pháp được trình bày ở Chương 2 là căn cứ quan trọng cho các kết quả tính toán ở các chương 4.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG DI CƯ VÀ NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI VIỆT NAM
Nội dung chính của Chương 3 là tập trung phản ánh thực trạng của di cư và nghèo đói tại Việt Nam. Ngoài nguồn số liệu phục vụ phân tích được lấy từ dữ liệu thứ cấp (từ các báo cáo của các đơn vị, tổ chức và cá nhân nghiên cứu về di cư và nghèo đói), nội dung của chương này còn sử dụng số liệu thô từ bộ dữ liệu VHLSS nhằm phản ánh thực trạng di cư cũng như mối quan hệ của di cư đến nghèo đói theo khía cạnh đa chiều thông qua các giá trị thống kê mô tả. Trong khi phân tích thực trạng di cư và nghèo đa chiều, nghiên cứu sử dụng dữ liệu thức cấp thì mối liên hệ giữa di cư và nghèo đa chiều trên cơ sở thống kê mô tả dựa trên dữ liệu sơ cấp từ bộ dữ liệu VHLSS. Các kết luận rút ra từ nội dung chương này sẽ là căn cứ quan trọng cho các kết luận được thực hiện trong Chương 4 về đánh giá tác động của di cư đến nghèo đa chiều của hộ.