Tác động của di cư đến nghèo đói

Một phần của tài liệu Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam (Trang 39 - 49)

Một trong những yếu tố được đánh giá quan trọng đối với nghèo đói là di cư. Tác động của di cư đến nghèo đói mang tính chất hai mặt. Một mặt, di cư có tác động tích cực đến tình trạng nghèo (cả đơn chiều và đa chiều) của hộ, mặt khác, di cư cũng gây ra không ít những tác động tiêu cực cho chính bản thân người di cư, gia đình của người di cư và cộng đồng (chủ yếu trên khía cạnh thuộc chiều xã hội).

Tác động tích cực của di cư đến nghèo đói

Trước hết cần khẳng định rằng di cư được coi là một chiến lược hiệu quả giúp người di cư và hộ gia đình của người di cư cải thiện thu nhập, chi tiêu nâng cao mức sống. Cơ chế tác động của di cư đến nghèo trên khía cạnh đơn chiều là thông qua tiền gửi từ người di cư. Tiền gửi của người di cư là một kênh tài chính quan trọng nhằm đa dạng hóa thu nhập của hộ cũng như giúp hộ gia tang thu nhập và chi tiêu từ đó giảm nghèo trực tiếp cho hộ. Ước tính tỷ lệ nghèo cho thấy từ nghiên cứu của Adam & Page (2005), trung bình tăng 10% lượng tiền gửi bình quân đầu người sẽ giảm được 3,5% số người sống trong nghèo đói và tác động này lớn hơn nếu khi nghèo được đo bằng khoảng cách nghèo và bình phương khoảng cách nghèo (hay mức độ trầm trọng của nghèo). Đồng thời, sự gia tăng của tiền gửi có tác động giảm nghèo gấp đôi so với các nguồn thu nhập hộ gia đình khác (cứ tăng thêm trung bình $1 tiền gửi sẽ làm giảm tỷ lệ nghèo đếm đầu 2,04%). Đồng thời, tiền gửi có thể làm giảm nghèo gián tiếp của hộ thông qua việc đầu tư cho vốn con người như chi tiêu cho giáo dục, y tế. Nói cách khác, phần lớn người di cư được hưởng lợi từ sự di chuyển (Priya Deshingkar 2006). Phát biểu này cũng được khẳng định qua một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2011). Theo đó, hộ gia đình thông qua tiền gửi của người di cư cung cấp phương tiện để cải thiện thu nhập và tiêu dùng; nó cho phép các hộ gia đình khắc phục tình trạng thiếu tín dụng và là một chiến lược đối phó với khó

khăn (ví dụ: các cú sốc cá nhân, cú sốc kinh tế, cú sốc từ môi trường). Hơn nữa, việc thu nhập các kỹ năng và giáo dục mới có được tại nơi đến sẽ được chuyển trở lại nơi đi từ đó giúp cộng đồng tại nơi đi cải thiện được thu nhập, làm gia tăng tài sản, cải thiện chất lượng cuộc sống của chính bản thân và gia đình của người di cư (Mariama và cộng sự 2016). Theo De Haas (2009), tiền gửi có thể đồng thời được coi là khoản hoàn vốn cho các khoản chi phí của hộ gia đình khi di cư và là một phần của chiến lược đa dạng hóa rủi ro của hộ gia đình. Mặt khác, tiền gửi còn là một nguồn vốn đầu tư có thể được sử dụng cho hoạt động kinh doanh, giáo dục hoặc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của các thành viên khác trong gia đình.

Theo Nguyen và cộng sự (2015) khi nghiên cứu tác động của di cư đến nghèo đói tại Việt Nam cho rằng, hiệu ứng tích cực của di cư tới tăng trưởng thu nhập rõ rệt hơn ở những nơi có ít cơ hội việc làm hơn. Những hiệu ứng này giúp đỡ không chỉ các hộ gia đình di cư thoát nghèo mà còn cải thiện tình trạng nghèo đặc biệt ở khu vực nông thôn. Kết quả cho thấy di cư không làm cho các hộ gia đình nông thôn ít bị tổn thương hơn, nhưng nó có thể giúp một hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo cũng như giảm độ sâu và mức độ nghiêm trọng của nghèo đói. Hơn nữa, các hộ gia đình không di cư ở được hưởng lợi gián tiếp, trong khi người di cư được hưởng lợi trực tiếp từ quá trình di cư này. Thêm vào đó, cuộc sống của người di cư và gia đình của họ tốt hơn so với người không di cư (Ngân hàng thế giới 2011, Đặng Nguyên Anh 2008).

Tuy nhiên, tác động của từng loại hình di cư cũng mang lại hiệu quả giảm nghèo khác nhau. Nghiên cứu của Carlo Azzarri và cộng sự (trích trong Ngân hàng thế giới 2011) cho thấy, di cư tạm thời và di cư lâu dài có tác động tích tực lên chi tiêu của hộ gia đình và làm giảm tỷ lệ nghèo. Cụ thể, những người di cư tạm thời đóng góp làm tăng 5% trong khi những người di cư lâu dài đóng góp làm tăng tới 50% chi tiêu hộ gia đình. Đồng thời, lợi ích từ việc di chuyển mang lại lớn hơn cho những gia đình có người “di cư thời vụ” (Alan de Brauw và Tomoko Harigaya 2004). Hơn nữa, tác động của di cư lên giảm nghèo lớn hơn đối với những nơi có mức độ bất bình đẳng cao hơn và những hộ nghèo nhất thường là những hộ giảm nghèo nhanh nhất (Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu 2015).

Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cung cấp các bằng chứng thiết thực giảm nghèo nhờ di cư tại một số quốc gia (Ngân hàng thế giới 2011). Ví dụ, tại Nepal trong giai đoạn 1995-2004 đã giảm nghèo 20% dân số nhờ tạo các việc làm có liên quan đến

di cư, nếu không có di cư thì nghèo đói ở Nepal sẽ cao hơn 10% so với hiện tại. Hay tại Nicaragua theo ước tính, nếu không có di cư thì tỷ lệ nghèo tăng 4 điểm phần trăm. Tại Tanzania, trong giai đoạn 1991-2004 cho thấy, tỷ lệ nghèo ở cộng đồng dân cư chỉ giảm 4 điểm phần trăm trong khi giảm tới 23% cho những cộng đồng người di cư ra khỏi vùng. Ở Albania, tỷ lệ giảm nghèo cao nhất trong giai đoạn 2002-2005 là những vùng có tỷ lệ di cư và tiền gửi tăng cao nhất cùng thời kỳ. Clemens và Pritchett (2008 trích trong Ngân hàng thế giới 2011) ước tính rằng, trên toàn cầu, ba phần tư chênh lệch thu nhập giữa người di cư và người không di cư đến từ di cư. Điều này dẫn đến kết luận rằng “di cư không phải là sự thay thế cho phát triển kinh tế mà là phát triển kinh tế” (Ngân hàng thế giới 2011, trang 3).

Ngoài tác dụng làm thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ, tiền gửi còn ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của hộ. Nghiên cứu của Nguyen Viet Cuong (2008) cho thấy, tiền gửi từ di cư trong nước làm phần lớn được hộ sử dụng cho các khoản chi tiêu thường xuyên giúp duy trì cuộc sống, trong khi tiền gửi từ di cư quốc tế thường được hộ sử dụng vào mục đích đầu tư và tiết kiệm.

Bên cạnh tác động tích cực của di cư đến nghèo dựa trên cách tiếp cận đơn chiều, các nghiên cứu còn xem xét tác động của di cư đến các khía cạnh nghèo đa chiều thông qua tiền gửi. Các nghiên cứu này phần lớn tập trung vào các chiều như giáo dục, y tế hoặc nhà ở. Theo đó, tiền gửi về giúp hộ trang trải các khoản chi phí liên quan đến giáo dục, y tế cũng như cải thiện điều kiện sinh hoạt (nhà ở, vệ sinh) cho hộ (Adam & Cuecuecha, 2013).

Đối với giáo dục di cư có thể tác động đến giáo dục theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đối với nhiều gia đình, di cư được sử dụng như là phương tiện nhằm đạt được trình độ học vấn cao hơn và điều kiện giáo dục tốt hơn cho một số thành viên của gia đình, nhất là con của họ và điều đó có tác động tích cực đến người di cư và các thành viên trong gia đình (TCTK, 2016a)

Có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của di cư đến giáo dục nhưng phần lớn chỉ tập trung vào đối tượng là giáo dục trẻ em. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, di cư có tác động tích cực đến tình trạng đi học của trẻ em. Muller & Shariff (2011) trong một nghiên cứu thực hiện tại Ấn Độ, sử dụng phương pháp hồi quy kết nối điểm số tương đồng (PSM – Propensity Score Matching) cho thấy mối quan hệ tích cực của di cư trong nước đến tình trạng đi học của thanh thiếu niên (đặc biệt là nam giới)

thông qua tiền gửi từ người di cư trong nước gửi về cho hộ. Theo đó, tiền gửi có tác động làm gia tăng số giờ trẻ ở trường (đặc biệt là trẻ em trai). Thêm vào đó, những cá nhân di cư đến thành phố khi còn nhỏ đã đạt được trình độ học vấn cao hơn ba năm so với những cá nhân tương tự có thể quan sát được ở vùng nông thôn của Indonesia (Resosudarmo & Suryadarma, 2014). Trong một nghiên cứu tập trung vào trình độ giáo dục không bắt buộc (bậc trung học phổ thông và sau trung học phổ thông) tại Maroc, Bouoiyour & Miftah (2015) nhận thấy có sự khác biệt đáng kể về giới tính trong ảnh hưởng của tiền gửi đối với trình độ học vấn của trẻ trưởng thành trong các hộ gia đình người di cư. Đặc biệt, những khoản tiền gửi về này làm tăng xác suất hoàn thành chương trình trung học ở trẻ em nam. Kết quả ước lượng từ mô hình probit cho thấy khả năng nam giới ở độ tuổi 18-20 là những người được hưởng lợi chính từ tiền gửi. Những nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tác động tích cực của di cư đến giáo dục nhưng đi kèm với đó là sự phân biệt theo giới tính của trẻ trong khả năng tiếp cận giáo dục.

Tác động tích cực của di cư đến tiếp cận y tế của hộ gia đình đầu tiên phải kể đến đó là gia tăng đáng kể chi tiêu dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu của Xiang và cộng sự (2015) về ảnh hưởng của việc di cư lên thành phố để làm việc ở con cái trưởng thành đối với sức khỏe của các bậc cha mẹ bị bỏ lại ở nông thôn Trung Quốc đã rút ra một số kết luận đáng chú ý. Thu nhập bổ sung từ việc làm của con cái trưởng thành có thể cho phép cha mẹ có đủ khả năng chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt hơn. Nghiên cứu này cũng khẳng định, những hộ giàu hơn và những hộ có quy mô hộ lớn hơn thì sức khỏe của cha mẹ tốt hơn. Khả năng là hộ gia đình giàu hơn có thể chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Hơn nữa, hộ gia đình càng nhiều thành viên thì càng có nhiều khả năng chia sẻ rủi ro và giảm bớt cú sốc tiêu cực về sức khỏe. Đồng thời, trong một hộ gia đình lớn hơn, ngay cả khi người trưởng thành đã di cư ra thành thị, nhiều khả năng vẫn có người chăm sóc người già bị bỏ lại quê nhà hơn. Bên cạnh đó, tác động của di cư đến y tế còn thể hiện thông qua mối quan hệ với mức sinh. Tuy vậy, mối quan hệ này là không thống nhất. A.S Oberai, 1988, Mondain (2005) cho rằng, mức sinh của người di cư thấp hơn so với người không di cư ở nơi đi nhưng cao hơn những người sinh sống lâu dài ở nơi đến (trích trong TCTK, 2006). Tuy nhiên, Tungu (2005) lại phát hiện ra rằng, không có sự khác biệt về mức sinh giữa người di cư và không di cư (TCTK, 2006)

Đối với điều kiện sống của hộ thường được tiếp cận nghiên cứu liên quan đến nhà ở, nước sạch, điều kiện vệ sinh hoặc tài sản sinh hoạt của hộ. Tuy vậy, các nghiên cứu về tác động của di cư đến chiều Điều kiện sống rất hạn chế. Nghiên cứu của Andersson & cộng sự (2015) về người di cư tại Ethiopia đã khẳng định rằng, hộ di cư điều kiện sống tốt hơn so với hộ không di cư. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở những hộ gia đình di cư có nhận được tiền gửi. Nghiên cứu của Andersson & cộng sự (2015) cũng đã phát hiện ra rằng, di cư không có ảnh hưởng đến điều kiện nhà ở của hộ tại nơi xuất cư.

Tác động tiêu cực của di cư đến nghèo

Mặc dù di cư có nhiều tác động tích cực đến nghèo đói đặc biệt là nghèo đơn chiều, nhưng nhiều nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng, tác động của di cư thông qua tiền gửi không phải luôn là tích cực trong phân tích nghèo đói. Theo De Haas (2009), mặc dù tiền gửi đóng góp đáng kể vào sự ổn định thu nhập và phúc lợi ở các nước đang phát triển nhưng không đồng nghĩa với việc nó đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vì di cư có tính chọn lọc nên hầu hết các lợi ích trực tiếp từ tiền gửi cũng có tính chọn lọc và có xu hướng không chảy đến các thành viên nghèo nhất của cộng đồng.

Theo nghiên cứu của ADB (2015), tiền gửi từ những người di cư quốc tế không giúp giảm nghèo tại Việt Nam vì một tỷ lệ rất nhỏ hộ nghèo (3%) nhận được tiền gửi. Đa phần tiền gửi được gửi về cho các gia đình giàu có hơn (10%). Hộ ở thành thị nhận được nhiều hơn hộ NT, hộ giàu có nhận được nhiều tiền gửi hơn hộ nghèo. Mặt khác, tiền gửi còn làm giảm động lực làm việc của những người ở tại quê nhà

Thêm vào đó, sự gia tăng phúc lợi của hộ nhờ di cư không đảm bảo chắc chắn rằng hộ sẽ cải thiện được các điều kiện liên quan đến y tế, giáo dục, và sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản khác (Nguyen Viet Cuong, 2008). Những bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy, không phải là đại diện cho một sinh kế thay thế hấp dẫn, “di cư là một phương sách cuối cùng và do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo, tính dễ bị tổn thương của các hộ gia đình” và “di cư là một phản ứng hạn chế sinh kế nghiêm trọng hơn” (Hugh Waddington và Rachel Sabates - Wheeler, 2003).

Tại nơi đến, người di cư gây nên tình trạng quá tải do gia tăng dân số di cư lên hệ thống cơ sở hạ tầng (trường học, bệnh viện, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, hình thành nên các khu ổ chuột tại các đô thị) và hình thành nhóm nghèo đô thị cũng như gia tăng cạnh tranh cơ hội việc làm với người dân địa phương tại nơi đến (Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm 2011, UNDP 2010).

Điều này dẫn đến, người di cư khó có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản hơn những người dân địa phương bởi các rào cản di cư (ví dụ như chính sách hộ khẩu, chính sách khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT…), ngay cả ở những đô thị phát triển nhất (Đặng Nguyên Anh 1998, UNDP 2010, Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm 2011, TCTK 2011, TCTK 2016). Đồng thời nhóm dễ gặp rủi ro khi di cư thường rơi vào những đối tượng yếu thế (như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, …) (Le Ha và cộng sự 2015). Một vấn đề khác được đề cập đó là người di cư thường nhận được sự đối xử bất công trong việc trả công. Lý do chính khiến người di cư có mức lương thấp hơn người địa phương là khoảng cách về tuổi tác và trình độ học vấn giữa người di cư và người không di cư (Nguyen Viet Cuong & Pham Minh Thai 2016). Điều này khiến cho người di cư vẫn nghèo hơn so với người dân địa phương trên cả khía cạnh thu nhập cũng như các khía cạnh đa chiều khác. Ngoài ra, nền kinh tế nơi có người di cư đến còn phải đối mặt với gánh nặng tài chính gia tăng, chi phí sinh hoạt đắt đỏ và dịch vụ công bị quá tải do sự gia tăng dân số di cư (UNDP, 2009). Hơn nữa, có bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa di cư và với các vấn đề sức khoẻ, như các bệnh truyền nhiễm và chất lượng cuộc sống tồi tệ hơn ở cả nơi đến và nơi đi (Mark và cộng sự, 2003; TCTK, 2005 và 2016c). Nói cách khác là người di cư thường trở thành một phần của một cộng đồng dễ bị tổn thương, những người gặp khó khăn từ đó góp phần mở rộng các khu đô thị nghèo (UNDP, 2010; Oxfam and ActionAid, 2011).

Trên khía cạnh đa chiều, di cư tạo ra những hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đặc biệt là giáo dục và y tế. McKenzie & Rapoport (2010) khi nghiên cứu tác động của di cư đến sự tiếp cận giáo dục đối với trẻ trưởng thành ở Mexico đã khẳng định tác động này là tiêu cực. Mô hình Probit thứ bậc được kiểm duyệt bởi biến công cụ (IV- censored ordered probits) sử dụng tỷ lệ di cư trước đây làm công cụ cho di cư hiện tại, hai ông đã tìm thấy bằng chứng về tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam (Trang 39 - 49)

w