Tỷ lệ nghèo đa chiều đếm đầu theo vùng năm 2016

Một phần của tài liệu Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam (Trang 93 - 96)

Nguồn: TCTK 2020, BLĐTBXH 2018 và tính toán của tác giả

Các kết quả của TCTK được thu thập từ niên giám thống kê 2019 (TCTK 2020) theo đó NĐC được tính theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều do BLĐTBXH (2015) xây dựng, trong đó thu nhập là một trong các chiều NĐC tính cho cấp hộ. Trong khi đó, số liệu từ BLĐTBXH được lấy từ báo cáo nghiên cứu của BLĐTBXH (2018) theo đó tỷ lệ NĐC đếm đầu được tính ở cấp độ cá nhân (tức tỷ lệ dân số nghèo đa chiều đếm đầu). Luận án tính toán các giá trị chung cho từng vùng và cả nước cũng như của từng nhóm hộ (di cư và KDC). Hình 3.6 cho thấy, khi thu nhập là một chiều của nghèo đa chiều thì tỷ lệ NĐC đếm đầu ở hầu hết các

vùng dường như cao hơn so với khi thu nhập không là một chiều nghèo đa chiều (Ngoại trừ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). Tỷ lệ đếm đầu cao hơn nếu tính ở cấp độ cá nhân (BLĐTBXH) thay vì cấp hộ (các nguồn số liệu còn lại).

Như vậy, không phải những vùng có tỷ lệ di cư cao cũng có thể cải thiện được tình trạng nghèo đa chiều. Chỉ ở những vùng có điều kiện kinh tế phát triển thuận lợi cũng như cơ sở hạ tầng được đầu tư thích đáng thì di cư mới có tác động tích cực giúp giảm nghèo đa chiều.

Theo mức sống

Bảng 3.7 dưới đây thể hiện tình trạng nghèo đa chiều của hộ theo mức sống được thể hiện theo nhóm ngũ phân vị TNBQĐN.

Bảng 3.7: Các chỉ tiêu phản ánh Nghèo đa chiều theo mức sống

Biểu hiện Tỷ lệ nghèo đếm

đầu (%)

Độ sâu nghèo(%) Chỉ số NĐC

Hộ KDC Hộ di cư Hộ KDC Hộ di cư Hộ KDC Hộ di cư

Nhóm nghèo nhất 22,98 21,99 45,08 45,32 0,104 0,100

Nhóm nghèo 12,94 12,69 44,60 43,51 0,058 0,055

Nhóm trung bình 4,91 8,58 42,93 43,75 0,021 0,038

Nhóm giàu 3,31 3,70 42,61 44,00 0,014 0,016

Nhóm giàu nhất 1,54 2,06 40,00 41,25 0,006 0,009

Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2014, 2016

Kết quả trong Bảng 3.7 cho thấy, không chỉ có những hộ thuộc nhóm nghèo rơi vào nghèo đa chiều mà còn bắt gặp ở nhóm hộ giàu nhất, mặc dù tỷ lệ này rất thấp. Tuy vậy hộ NĐC thường gặp ở những hộ thuộc nhóm nghèo (với 1/4 hộ NĐC thuộc nhóm nghèo nhất với độ sâu thiếu hụt là 45% số chỉ báo và chỉ số NĐC ở mức 0,1). Nhóm hộ này đóng góp rất cao vào chỉ số NĐC tới 80% ở hộ KDC và 65% ở hộ di cư. Tuy vậy, mức đóng góp vào chỉ số NĐC chung theo thang phân phối thu nhập ở hộ di cư có xu hướng thấp hơn so với hộ KDC đối với hộ có mức thu nhập cao và thấp hơn hơn ở nhóm hộ có mức thu nhập thấp hơn (chi tiết xem Hình 3.6). như vậy, mặc dù tình trạng NĐC ở nhóm hộ nghèo trầm trọng hơn nhóm hộ giàu. Tuy vậy, di cư có xu hướng cải thiện ở những hộ nghèo hơn là những nhóm hộ giàu có. Điều này được thể hiện qua chỉ số NĐC ở hộ di cư thấp hơn ở những nhóm hộ nghèo hơn và cao hơn ở nhóm hộ di cư giàu có hơn. Theo kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nghèo đa chiều đếm đầu ở nhóm trung bình và nhóm giàu nhất ở hộ di cư gấp đôi so với hộ KDC, đồng thời chỉ số NĐC ở hộ di cư cũng cao hơn ở những nhóm hộ này (đặc biệt đối với nhóm có mức thu nhập trung bình với chỉ số NĐC ở là 0,038 cho hộ di cư và 0,021 cho hộ KDC).

Hộ KDC Hộ di cư 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 49.10 35.00 32.55 30.89 10.38 21.84 5.77 8.23 2.20 4.05 Nhóm giàu nhất Nhóm giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Nhóm nghèo nhất

Một phần của tài liệu Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w