ST T Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Hệ số nợ 55,61 56,74 56,22 55,79 56,21 * Chênh lệch (lần) - 1,02 0,99 0,99 1,01 2 Hệ số vốn chủ sở hữu 25,98 28,23 29,00 28,43 28,99 * Chênh lệch (lần) - 1,09 1,03 0,98 1,02 3 Hệ số nợ trên vốn CSH 2,14 2,01 1,94 1,96 1,94 * Chênh lệch (lần) - 0,94 0,96 1,01 0,99
Nhận xét: ❖ Hệ số nợ
Hệ số nợ của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao nhưng giá trị của nó lại nhỏ hơn 60% tổng số tài sản của doanh nghiệp. Điều này cho thấy Công ty hiện vẫn chưa thực sử sử dụng hiệu quả nguồn nợ của mình cho việc SXKD.
❖ Hệ số vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của Công ty nằm trong khoảng 26 – 29% so với tổng tài sản và có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2016 – 2018 và giảm nhẹ trong năm 2019 - 2020. Đây có thể là do Công ty đã thay đổi chiến lược trong cơ cấu nguồn vốn, giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tăng tỷ trọng vốn vay.
❖ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Dựa vào hệ số này ta có thể thấy hệ số nợ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của Công ty. Các giá trị của hệ số này đều lớn hơn 1,9 cho thấy nguồn vốn vay đóng vai trò quan trọng trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Hệ số này đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy nguồn vốn vay càng ngày càng quan trọng trong Công ty. Do đó Công ty cần có chính sách thu hút nguồn vốn vay để hoạt động SXKD càng ngày có hiệu quả.
2.3.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng lao động
Lao động là yếu tố quan trọng và không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiệu suất sử dụng lao động phản ánh lượng doanh thu thuần trung bình mà một lao động của Công ty tạo ra. Dựa vào doanh thu thuần và tổng số lao động, ta có thể xác định hiệu suất sử dụng lao động của Công ty như trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 9. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng lao động
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Hiệu suất sử dụng lao động 343,5 389,3 432,6 459,0 473,3 Chênh lệch Tương đối - 45,8 43,3 26,4 14,3 Tuyệt đối (%) - 13,33 11,13 6,10 3,12
Nguồn: Tính toán trong quá trình nghiên cứu
có hiệu quả. Trong năm 2016, hiệu suất lao động là 343.455.845 đồng/lao động và đến năm 2020 đã tăng lên đến 473.306.591 đồng/lao động. Giá trị tăng lên qua từng năm khá cao nhưng lại đang có xu hướng giảm dần. Đặc biệt trong năm 2020, hiệu suất sử dụng lao động của Công ty chỉ tăng 14.326.011 đồng/lao động tương ứng với tăng 3,12% so với năm 2019. Đây là con số nhỏ hơn khá nhiều so với tỷ lệ tăng của những năm trước đó. Điều này có thể là do sự tác động của đại dịch Covid-19 diễn ra vào đầu năm 2020. Đại dịch đã khiến cho tình hình SXKD của Công ty trở nên trì trệ, doanh thu cũng từ đó mà bị ảnh hưởng rõ rệt. Thế nhưng, Công ty vẫn cố gắng duy trì và khắc phục được tình hình, giúp cho lao động của Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn chung.
2.3.5. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là những tài sản riêng của Công ty và được sử dụng theo dây chuyên máy móc và thiết bị đồng bộ. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của Công ty được tính toán như bảng dưới đây:
Bảng 2. 10. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng thời gian sử dụng MMTB (giờ) 2.665 2.701 2.738 2.774 2.811 Hiệu suất sử dụng MMTB (nghìn đồng/giờ) 3.480 4.467 5.372 6.287 6.736
Chênh lệch Tuyệt đối - 987 905 915 449
Tương đối - 28,37 20,26 17,02 7,14
Nguồn: Tính toán trong quá trình nghiên cứu
Hiệu suất sử dụng MMTB của Công ty khá cao và có sự tăng nhanh qua các năm. Năm 2016 chỉ đạt 3.480.318 đồng/giờ nhưng đến năm 2020 đã tăng lên 6.736.262 đồng/giờ trong khi thời gian sử dụng MMTB của Công ty cũng liên tục tăng. Trong đó tỷ lệ tăng của các năm 2016 – 2020 luôn đạt trên 17% và năm 2020 tăng 7,14% so với năm liền trước đó. Có thể thấy trong giai đoạn này Công ty đã
tận dụng được tốt nguồn lực là những MMTB của Công ty để có thể nâng cao được hiệu quả SXKD của mình.
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.4.1. Nhân tố khách quan:
2.4.1.1. Môi trường pháp lý
Trong lịch sử Việt Nam, ngày 02 tháng 08 năm 1979, Hội đồng chính phủ đã đưa ra nghị quyết về “Chính sách khuyến khích sản xuất và lưu thông những mặt hàng không do nhà nước quản lý và cung ứng vật tư những mặt hàng sản xuất bằng nguyên vật liệu địa phương và phế liệu phế phẩm”. Nghị quyết này có chỉ ra rằng Nhà nước khuyến khích các tổ chức kinh tế đẩy mạnh sản xuất và lưu thông các sản phẩm không do Nhà nước quản lý và cung ứng nhằm phục vụ cho sản xuất, đời sống và xuất khẩu. Thông qua quyết định này của Nhà nước, Công ty đã có cơ hội được thành lập và phát triển, được tạo môi trường lành mạnh để cạnh tranh với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Sau đó, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới về các loại hình doanh nghiệp cùng với những chuyển biến tích cực trong thực tiễn theo hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, các nguyên tắc đối xử phổ biến trong pháp luật về thành lập, quản lý hoạt động doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư là đối xử quốc gia. Để thực hiện nguyên tắc này, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được ban hành mới như Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014. Công ty TNHH Đức Tiến đã tích cực chấp hành tốt theo những quy định được nêu ra tại các văn bản quy phạm được Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, môi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tiếp tục có những thay đổi nhằm cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp và nhất là việc tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước về kinh tế trong tổ chức thực hiện pháp luật.
Đến cuối năm 2019, đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định về việc phòng, chống lây lan dịch bệnh. Điều này khiến cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, ngày 04 tháng 3
năm 2020, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với Đại dịch Covid - 19. Đó là chính sách tiền tệ, trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng với quy mô 250 nghìn tỷ đồng; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với quy mô 180 nghìn tỷ đồng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động 16 nghìn tỷ đồng; gói chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội. Chính nhờ quyết định kịp thời này của Chính phủ, những tác động tiêu cực gây ra bởi Đại dịch Covid tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng một phần nào được khắc phục.
2.4.1.2. Môi trường văn hoá – xã hội
Để sản xuất hay kinh doanh, các nhà quản trị cần phải sử dụng đến nguồn nhân lực, để bán được hàng họ cũng cần đến khách hàng. Dân số và mức gia tăng dân số ở một thị trường luôn là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp.
Công ty TNHH Đức Tiến hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận tại khu vực miền Bắc. Do đó, môi trường văn hóa - xã hội của con người nơi đây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của Công ty. Dưới ảnh hưởng của mỗi nền văn hoá, nhân cách, đạo đức, niềm tin, thái độ, hệ thống các giá trị… ở mỗi người được hình thành và phát triển. Như vậy văn hóa quản trị và phương pháp quản trị của Công ty sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nền văn hóa của người miền Bắc.
Ngày nay, trong thế giới hội nhập nhanh, sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực, các quốc gia, dân tộc diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Do đó, Công ty cũng cần thiết phải tiếp thu những nền văn hóa khác nhau để có thể điều hành tốt hoạt động SXKD của mình.
2.4.1.3. Môi trường thông tin và công nghệ
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, yếu tố thông tin và công nghệ không bỏ qua. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc trình độ của Công ty có phối hợp các yếu tố của quá trình sản xuất và lực lượng lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường từ nguồn lực sẵn có của mình hay không. Hiện nay, Công ty đã áp dụng những thành tựu
khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp. Công ty vẫn đang tiếp tục tiến hành đổi mới công nghệ, nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của Công ty trong dài hạn.
2.4.1.4. Đối thủ cạnh tranh
Càng nhiều doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào hoạt động SXKD mặt hàng nhôm kính, thạch cao thì sự cạnh tranh của Công ty càng gay gắt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất đồ dùng nội thất làm bằng nhôm kính, thạch cao với nhiều mẫu mã và mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, họ đều có những chính sách bán hàng riêng với cách thức thu hút khách hàng khác nhau. Vì vậy, phân tích điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là cần thiết, nó giúp ta biết được tác động của đối thủ cạnh tranh đến quá trình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu và những tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của một vài đối thủ cạnh tranh của Công ty:
Bảng 2. 11. Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu và những tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của một vài đối thủ cạnh tranh
STT công tyTên Sản phẩm Điểm mạnh Điểm yếu
Tác động đến thị trường tiêu
thụ sản phẩm
1 Xingfa
Group Cửa cuốn, cửa đi, cửa sổ, cửa kính, mở trượt, mở quay, mở hất làm bằng nhôm Xingfa - Sử dụng các thanh nhôm Xingfa nhập khẩu chính hãng 100%, sử dụng các loại vật tư cao cấp đi kèm với chất lượng bảo hành 5 năm. - Thành lập được 16 năm, có kinh nghiệm và uy tín với 3 cơ sở sản xuất và đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao. - Giá thành cao hơn so với mặt bằng chung các sản phẩm có cùng chất lượng trên địa bàn. - Không đa dạng về chủng loại Ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường tiêu thụ theo nhóm đối tượng doanh nghiệp có quy mô lớn và khách hàng cao cấp hơn. 2 Công ty CP Quảng Á Việt Nam
- Cửa đi, cửa sổ làm bằng các loại nhôm, nhựa, kính - Trần thạch cao - Giá thành hợp lý - Đa dạng về mẫu mã, chủng loại - Có chính sách Marketing hấp dẫn khách hàng Là doanh nghiệp mới thành lập với quy mô doanh nghiệp nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệp và chưa được nhiều người biết đến Ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng phát triển thị trường đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và khách hàng cần chi phí mua rẻ. 3 Công ty CP Nhà máy nhôm Việt Nhật - Nhôm thanh định hình, nhôm định hình sơn tĩnh điện - Cửa nhôm kính: Hệ cửa đi, cửa sổ, cửa lùa - Lam chắn nắng nhôm kính, mặt
- Bảo hành sản phẩm lên đến 5 năm
- Dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ, Úc, Nhật Bản - Sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng - Chưa đa dạng về chủng loại - Chính sách Marketing chưa được hoàn thiện để thu hút khách Ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng phát triển thị trường đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và khách hàng cần chi phí mua rẻ.
dựng nhôm kính,.. - Các loại phụ kiện cửa và thẩm mỹ - Đa dạng về mẫu mã - Giá thành hợp lý hàng
Nguồn: Tổng hợp trong quá trình nghiên cứu
Thông qua việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của những đối thủ cạnh tranh như trên, Công ty có thể đưa ra những chính sách phù hợp cho mục tiêu sắp tới của mình nhằm thu hút khách hàng, nâng cao hiệu quả SXKD.
2.4.2. Nhân tố chủ quan:
2.4.2.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Công ty TNHH Đức Tiến về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ và tay nghề. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với những đơn vị khác trên thị trường, Công ty vẫn cần tiếp tục hoàn thiện công tác đào tạo chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
❖ Xác định nhu cầu đào tạo
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo công ty, Phòng Kế hoạch lập ra mục tiêu đào tạo cho nhân viên cụ thể như sau:
− Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng xử lý tình huống của nhân viên khi xảy ra những sự việc bất thường, nắm chắc được nghiệp vụ, chuyên môn.
− Nắm bắt được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong từng mục tiêu, tạo uy tín về chất lượng dịch vụ cho công ty.
− Đào tạo nhân viên để nhân viên nắm bắt được những kiến thức về nghiệp vụ cũng như quy chế của công ty.
− Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Thái độ khi làm việc, tác phong chuyên nghiệp, tiến độ công việc....
− Để nhân viên biết áp dụng những khoa học công nghệ như: Biết sử dụng máy tính, tin học văn phòng, và các công cụ hỗ trợ khác.
Công tác đào tạo và kết quả của công tác đào tạo
Các công nhân sản xuất của công ty được đào tạo những tay nghề định kỳ, phù hợp với nhu cầu sản phẩm mới. Các nhân viên định kỳ được cử đi đào tạo ở các trung tâm, nhà máy để học hỏi và nâng cao tay nghề.