Năm 1992, COSO (Committee of Sponsoring Organization of the Treadway commission) - Ủy ban của các tổ chức tài trợ của ủy ban Treadway thành lập bao gồm các tổ chức hành nghề như: Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội các nhà quản trị tài chính (FEI), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA), Hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA),... để hỗ trợ cho ủy ban Treadway. COSO đã đưa ra khái niệm KSNB được chấp nhận rộng rãi, báo cáo của COSO được công bố với tiêu đề “KSNB- Khuôn khổ hợp nhất”
(Internal Control – Intergrated Framework) đã định nghĩa: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi những người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Sự hiệu quả và hữu hiệu của hoạt động - Sự tin cậy của BCTC
- Sự tuân thủ pháp luật và các quy định” (trích trong Rollins và Lanza, 2005, trang 7)
Sự sụp đổ được biết đến khắp nơi trên thế giới của những công ty như Enron, Worldcom, Ahold, Parmalat và những công ty khác đã dẫn đến việc ban hành đạo luật Sarbanes - Oxley (SOX) ở Mỹ năm 2002, Mục 404 của đạo luật nhấn mạnh sự quan trọng của KSNB doanh nghiệp. Đạo luật yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ thiết lập và duy trì KSNB mà còn yêu cầu nhà quản lý và kiểm toán viên độc lập đánh giá và báo cáo về tính hiệu quả của KSNB. Đây là đạo luật rất có ý nghĩa, đã chỉ ra rằng KSNB không chỉ phải được cụ thể hóa và định nghĩa rõ ràng mà còn phải đánh giá KSNB. Ngay sau khi ban hành đạo luật, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán của Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB và chỉ rõ khuôn khổ COSO có thể được sử dụng cho mục đích đánh giá KSNB hàng năm của quản lý (http://www.sec.gov/rules/final/). Các quan điểm KSNB và nghiên cứu dựa trên quan điểm KSNB của COSO Khái niệm KSNB của COSO được sử dụng trong các tác phẩm “Kiểm toán” của Robertson (Robertson, 1996, trang 186-187), tác phẩm “Các nguyên tắc của Kiểm toán” của Whittington (Whittington O.R., 1995, trang 218).