7. Kết cấu của đề tài
1.3. Kếtoán tài sản cố định trong đơnvị sự nghiệp công lập
1.3.1. Nguyên tắc kếtoán TSCĐ
Nguyên tắc kế toán được hiểu là những tuyên bố chung, có vai trò như những chuẩn mực, mực thước, chỉ dẫn hay hướng dẫn mà các nhân viên Kế toán từng phần hành phải áp dụng nhằm tạo ra tính thống nhất cao trong việc ghi chép, xử lý và trình bày thông tin trong Báo cáo tài chính. Trong đó, một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong kế toán TSCĐ như:
a, Nguyên tắc giá gốc
Nguyên tắc giá gốc là nguyên tắc kế toán theo đó các đối tượng kế toán được ghi nhận theo giá gốc ban đầu khi hình thành và không cần điều chỉnh theo sự thay đổi của giá thị trường trong suốt thời gian tồn tại của đối tượng kế toán đó ở đơn vị kế toán. Giá này được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá
gốc của tài sản này đổi hỏi kế toán không được tự ý điều chỉnh; chỉ trừ khi có quy định khác cụ thể trong luật kế toán hoặc chuẩn mực kế toán.
Do đó, các giá trị về chỉ tiêu tài sản, chi phí, các khoản công nợ sẽ được tính theo giá gốc tại thời điểm mua tài sản đó. Đối với TSCĐHH mua bên ngoài, nguyên giá được xác định dựa vào nguồn hình thành tài sản, cụ thể:
Nguyên giá TSCĐHH = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí chạy thử, lắp đặt
- Chiết khấu, giảm giá nếu có
b, Nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc phù hợp là theo đó doanh thu và chi phí phải được ghi nhận tương ứng với nhau. Nghĩa là ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Áp dụng với TSCĐ, nguyên tắc phù hợp được hiểu là kế toán viên cần xác định đúng nguồn hình thành TSCĐ, xác định phương pháp phù hợp để tính hao mòn, và trích khấu hao
Đối với TSCĐ của đơn vị SNCL được hình thành từ nguồn NSNN thì giá trị hao mòn đươc ghi giảm chi sự nghiệp và giảm nguồn chi phí hình thành TSCĐ đó.
Đối với TSCĐ của đơn vị SNCL được hình thành từ Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì hao mòn được ghi giảm nguồn chi phí hình thành TSCĐ đó.
c, Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc nhất quán đảm bảo cho thông tin mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau và giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện. Trường hợp thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thường do doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu, thay đổi kế toán. Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ; trích khấu hao, giá trị còn lại của tài sản… Mỗi phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau, áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị vì tất cả các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng vì đặc tính của TSCĐ là tham ra vào nhiều chu kì SXKD, do đó việc tính toán nhất quán giữa các năm là rất quan trọng. Theo nguyên tắc này, kế toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán trong năm tài chính.
d, Nguyên tắc cơ sở dồn tích.
tế, tài chính liên quan đến TSCĐ phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh và tiếp tục phản ánh tình hình tăng giảm, hao mòn lũy kế qua các năm. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình biến động TSCĐ của đơn vị trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, kế toán TSCĐ còn cần áp dụng một số nguyên tắc khác như: Nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc trọng yếu,...Việc tuân thủ các nguyên tắc này giúp cho công tác ghi nhận, theo dõi, xử lý, đánh giá tình hình biến động TSCĐ tại các đơn vị SNCL hiệu quả hơn, chính xác hơn.