Đặc điểm, nội dung quy định quản lý TSCĐ tại đơnvị

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại viện khoa học địa chất và khoáng sản (Trang 54 - 58)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Đặc điểm, nội dung quy định quản lý TSCĐ tại đơnvị

2.2.1. Đặc điểm TSCĐ

Viện KHĐCKS là đơn vị nghiên cứu khoa học, do đó ngoài những TSCĐ cơ bản như phương tiện vận tải, máy móc văn phòng, nhà cửa kiến trưc...thì còn cần rất nhiều loại hình TSCĐ mang tính đặc trưng kỹ thuật, chuyên môn. Giá trị TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị. Trong đó, TSCĐ của Viện KHĐCKS được phân loại theo hình thái biểu hiện thành TSCĐHH và TSCĐVH. Trong đó:

- TSCĐVH gồm Phần mềm xử lý tài liệu đo phân cực, phần mềm thư viện điện tử và Quyền sử dụng đất Khu Thanh Xuân .

- TSCĐHH: Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị chuyên dụng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị văn phòng và TSCĐ khác.

Trên cơ sở hình thái biểu hiện của TSCĐ lại tiếp tục phân loại theo nguồn hình thành tài sản, gồm:

- TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN

- TSCĐ hình thành từ nguồn Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp PTHĐSN Căn cứ vào tính chất tài sản hay đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của Viện KHĐCKS tính đến hết năm 2019 được phân loại cụ thể như sau:

STT Tên TSCĐ Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguồn NSNN (vnđ) Nguồn Quỹ PTHĐSN (vnđ) I TSCĐ Vô hình 213 11.071.677.315 0 8.81 1 Quyền sử dụng đất 10.889.768.225 8.67 2 Phần mềm 181.909.090 0.14 II TSCĐ hữu hình 211 114.557.881.697 11.071.677.315 91.19 1 Nhà cửa vật kiến trúc 6.111.493.106 4.86 2 Máy móc thiết bị chuyên dụng 86.660.294.558 68.98

3 Phương tiện vận tải 3.554.433.300 2.83

4 Máy móc thiết bị văn phòng

18.231.660.733 351.630.000 14.79

Tổng cộng 125.629.559.012 351.630.000

Bảng 1: Cơ cấu TSCĐHH và TSCĐVH tại Viện KHĐCKS

Từ bảng số liệu trên ta thấy, TSCĐ của Viện KHĐCKS được hình thành chủ yếu từ nguồn NSNN. Trong đó, máy móc thiết bị chuyên dụng chiếm tỉ lệ lớn nhất 68.98% được hình thành hoàn toàn từ nguồn NSNN. Quyền sử dụng đất chiếm 8.67%, máy móc thiết bị văn phòng chiếm 14.79% và các tài sản khác.

2.2.2. Quản lý TSCĐ tại Viện KHĐCKS

a, Cơ sở pháp lý

Công tác quản lý TSCĐ tại Viện KHĐCKS luôn tuân thủ đúng theo các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Theo đó, một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn đang được Viện KHĐCKS sử dụng làm cơ sở pháp lý như:

- Thông tư số 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 02/7/2018 về Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

- Quyết định số 1379/QĐ-BTNMT ban hành và có hiệu lực từ ngày 7/7/2011 về việc ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính.

- Luật số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018

- Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018

- Trên cơ sở những văn bản pháp lý này, tháng 8/2011, Viện KHĐCKS ban hành Quy chế nội bộ về quản lý và sử dụng tài sản công. Tháng 4/2020, Viện KHĐCKS ban hành quy chế mới nhất về quản lý và sử dụng tài sản công, quy chế mới dựa trên cơ sở của quy chế cũ, có sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với hơn.

b, Nguyên tắc quản lý

- Mọi tài sản cố định đều được giao cho cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng theo đúng mục đích.

- Quản lý về tài sản cố định được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng đơn vị trực thuốc Viện.

- Tài sản cố định được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, tiết kiệm, hiệu quả.

- Tài sản cố định phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Tài sản cố định phải được bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa theo chế độ quy định.

- Việc quản lý, sử dụng tài sản cố định được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản cố định phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

2.2.3. Thẩm quyền quản lý TSCĐ

a, Đối với đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSCĐ

- Các đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSCĐ có quyền sử dụng TSCĐ phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và có biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả TSCĐ.

- Các đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSCĐ có nghĩa vụ:

+ Sử dụng TSCĐ đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm;

+ Thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa, bảo vệ tài sản, lập và quản lý hồ sơ tài sản nhà nước theo chế độ quy định;

+ Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ được giao theo quy định. b, Đối với người đứng đầu đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSCĐ

- Trưởng các đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSCĐ có quyền chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng TSCĐ tại đơn vị, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSCĐ tại đơn vị.

- Trưởng các đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSCĐ có các nghĩa vụ sau: + Ban hành và tổ chức thwucj hiện Quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ tại đơn vị mình dựa trên chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

+ Quy chế phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản nhà nước và mục đích nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh dịch vụ,…

+ Chỉ đạo việc chấp hành các quy định của Quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ và các quy chế khác của pháp luật có liên quan, đảm bảo sử dụng TSCĐ đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và tiết kiệm, hiệu quả;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng TSCĐ thuộc phạm vi quản lý.

c, Đối với các phòng quản lý

- Phòng Kế hoạch và Tài chính có trách nhiệm giúp Viện trưởng thống nhất quản lý TSCĐ tại cơ quan, đơn vị trực thuộc; cụ thể như sau:

+ Chủ trì xây dựng, trình Viện trưởng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ tại cơ quan, đơn vị trực thuộc Viện;

+ Thẩm định, trình Viện trưởng ban hành định mức sử dụng phương tiện vận tải chuyên dùng, thiết bị chuyên dùng;

+ Chủ trì, tham gia góp ý với cơ quan quản lý TSCĐ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý TSCĐ;

+ Trình Viện trưởng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý TSCĐ tại Viện theo quy định của pháp luật;

+ Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hính quản lý, sử dụng TSCĐ định kỳ, đột xuất gửi Bộ, ngành theo quy định;

+ Chủ trì công tác kiểm tra quản lý, sử dụng TSCĐ tại cơ quan, đơn vị trực thuộc.

- Phối hợp với Văn phòng xây dựng, trình Viện trưởng phê duyệt phương án sắp xếp, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc cho các đơn vị trực thuộc và công trình sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Viện.

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại viện khoa học địa chất và khoáng sản (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)