CỐ ĐỊNH TẠI VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN 3.1. Định hƣớng phát triển của đơn vị và quan điểm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản
3.1.1 Định hướng phát triển của đơn vị
Trong những năm qua Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã triển khai kế hoạch kiện toàn về nhiều mặt như: chất lượng dịch vụ, tổ chức bộ máy quản lý, công tác kế hoạch tài chính, chất lượng đào tạo,...và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo phương hướng kế hoạch trong thời gian tới, Viện KHĐCKS định hướng thực hiện một số nội dung như sau:
(1) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Hiện nay, Viện KHĐCKS đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phương án tự chủ của đơn vị và đã được Bộ Tài chính phê duyệt, đó là đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đề nghị được Nhà nước đảm bảo hoàn toàn chi đầu tư. Thực tế những năm gần đầy, Viện KHĐCKS họat đông chủ yếu bằng nguồn kinh phí cấp từ NSNN, doanh thu từ hoạt động dịch vụ tuy có gia tăng đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Các TSCĐ tai Viện KHĐCKS đa phần đều được đầu tư, mua sắm từ nguồn NSNN và phục vụ các nhiệm vụ công do Nhà nước đặt hàng. Do đó, Viện KHĐCKS định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng nguồn thu từ hoạt động này, từ đó tăng hiệu quả tự chủ về khả năng chi thường xuyên. Trong dài hạn, để phù hợp với xu hướng phát triển và bối cảnh nguồn NSNN ngày càng hạn hẹp, Viện KHĐCKS hướng tới thay đổi từ đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thành đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
(2) Triển khai Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Hiện nay, Viện KHĐCKS đang khẩn trương rà soát xây dựng nhiệm vụ, xây dựng vị trí việc làm đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Trong đó, Viện
đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao công tác quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài sản của đơn vị. Trước đây, tài sản của Viện không được trích khấu hao do chủ yếu thực hiện dịch vụ công cho Nhà nước. Tuy nhiên, cùng với định hướng nâng cao tính tự chủ, Viện KHĐCKS sẽ chủ động mở rộng nguồn thu bằng việc cung cấp dịch vụ cho các đơn vị ngoài. Khi đó, tài sản bao gồm các máy móc, thiết bị chuyên dụng sẽ được sử dụng đồng thời phục vụ cho dịch vụ công và dịch vụ tư. Do đó, việc sát sao trong công tác quản lý tài sản, tỷ lệ khấu hao TSCĐ như thế nào là hợp lý là vấn đề đang và sẽ được Viện KHĐCKS quan tâm trong giai đoạn tới.
(3) Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ chất lượng CBVC. Trong đó, chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ; tăng cường thu hút cán bộ chuyên gia giỏi về làm việc và chuyển giao kỹ thuật tại Viện. Đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất đặc biệt là các phòng thí nghiệm với các máy móc, công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ công tác nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất; tập trung quản lý và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, đây là những định hướng phát triển trọng tâm của đơn vị trong bối cảnh cần nâng cao nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, nâng cao khả năng tự chủ. Xét một cách toàn diện, chỉ khi có lợi thế về chất lượng dịch vụ nhân lực chuyên môn sâu, giá thành dịch vụ tốt, kỹ thuật hiện đại,.... , Viện KHĐCKS mới có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực địa chất, khoang sản.
(4) Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ tài chính theo đúng các quy định của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị và đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa chi phí với lợi ích kinh tế đạt được.
3.1.2 Quan điểm hoàn thiện kế toán TSCĐ
TSCĐ có vai trò thiết yếu trong sự vận hành và phát triển của một đơn vị. Đặc biệt đối với đơn vị SNCL có tỷ trọng TSCĐ lớn như Viện KHĐCKS. Do đó, việc hoàn thiện công tác quản lý cũng như công tác kế toán TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng và nhiệm vụ này phải được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ yêu cầu đó, Viện KHĐCKS xây dựng những quan điểm hoàn thiện như sau:
(1) Hoàn thiện công tác kế toán cần đảm bảo nguyên tắc nhất quán, hoàn thiện từ trên xuống dưới và ngược lại. Đảm bảo sự thống nhất giữa các bộ phận phần hành và đơn vị phụ thuộc.
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động của các đơn vị SNCL và yêu cầu quản lý của Nhà nước, các Thông tư, Nghị định và Luật kế toán thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Mỗi khi có sự thay đổi về các chính sách, quy định, biểu mẫu,..., Viện KHĐCKS phổ biển và triển khai nhất quán đảm bảo sự thống nhất trong toàn đơn vị. Để làm được điều này, Viện KHĐCKS cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho toàn bộ kế toán viên của đơn vị.
(2) Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ phải phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán được ban hành và hướng dẫn chung cho tất cả các đơn vị trong toàn nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi đơn vị lại có phương thức hoạt động và lĩnh vực đặc thù riêng ví dụ: Trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản, việc trích khấu hao của TSCĐ không được đưa vào giá thành sản phẩm như những đơn vị sản xuất, kinh doanh khác mà được áp dụng tỉ lệ khấu hao riêng với từng loại TSCĐ được cấp quản lý phê duyệt . Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐ, Viện KHĐCKS một mặt cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, một mặt cần căn cứ vào điều kiện thực tế và đặc điểm hoạt động của đơn vị để vận dụng linh hoạt các chuẩn mực kế toán, hướng tới mục tiêu chung là tiết kiệm, hiệu quả, thông tin cung cấp cho cấp quản lý đáng tin cậy.
(3) Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ phải phù hợp với thông lệ Quốc tế và đặc điểm nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.
Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập và mở cửa, các dịch vụ công được xã hội hóa và sử dụng rộng rãi không chỉ trong mà còn ngoài nước. Do đó, các chuẩn mực, quy định, điều khoản về TSCĐ cần được sửa đổi để phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán Quốc tế và đặc điểm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.
3.2. Giải pháp hoàn thiện Kế toán Tài sản cố định
3.2.1. Giái pháp hoàn thiện về công tác quản lý Tài sản cố định
- Xây dựng hoàn thiện quy trình quản lý tài sản cố định tại Viện. Đây là một hình thức quản lý hàng đầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Thông qua quy trình quản lý tài sản có định buộc các đơn vị sử dụng TSCĐ theo pháp luật.
- Đây mạnh và đa dạng các biện pháp, hình thức kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ tại các đơn vị. Văn phòng Viện đưa ra cơ chế, biện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đề bảo đảm cho việc quản lý, sử dụng đúng với cơ chế chính sách đã qui định, từ đó thiết lập nguyên tắc quản lý, sử dụng và xử lý TSCĐ thống nhất trong tất cả các đơn vị và bảo đảm cho việc sử dụng TSCĐ phục vụ đúng các mục tiêu đã đề ra.
- Hoàn thiện, bố sung một số tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSCĐ tại đơn vị để làm căn cứ đầu tư, mua sắm cũng như quản lý, sử dụng tài sản cô định. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSCĐ tại đơn vị là căn cứ để đầu tư, mua sắm và trang bị TSCĐ cho đơn vị; đồng thời là thước đo đề đánh giá việc sử dụng TSCĐ của đơn vị tiết kiệm hay lãng phí, vì theo pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Ngoài ra tiêu chuân, định mức sử dụng TSCĐ còn là công cụ đề thực hiện quyền kiểm tra,giám sát việc sử dụng tải sản của các đơn vị, cá nhân trong đơn vị.
- Thực hiện phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trongviệc quyết định, định đoạt tại đơn vị theo qui chế thống nhất về quản lý tài sản của Nhà nước tại các đơn vị. Phân định, xác định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm quyền hạn quản lý, sử dụng giữa Viện với các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng TSCĐ gắn với đây mạnh phân cấp thâm quyền. Quyên sở hữu và quyền sử dụng TSCĐ thường là tách khỏi nhau, nhưng lại dễ đan xen
với nhau; do đó, cần phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền để bảo đảm việc quản lý, sử dụng TSCĐ tránh lãng phí, thất thoát, đồng thời đây mạnh việc phần cấp thâm quyền trong đầu tư, mua sắm, sử dụng, xử lý trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ đề phục vụ các hoạt động sự nghiệp.
- Thực hiện công khai định mức, báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Viện cần thực hiện công khai định mức, báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước theo Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 89/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính để giám sát tình hình mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước cũng như là căn cứ đề kiểm tra, là tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát trong quản lý tài sản đảm bảo nguyên tắc minh bạch, hiệu quả. Thực hiện việc bàn giao TSCĐÐ khi các dự án kết thúc theo đúng quy định đề tránh thất thoát, và có cơ chế đê kiêm tra giám sát công việc đó.
- Hoàn thiện cơ cầu tổ chức quản lý TSCĐ tại đơn vị, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về công tác cập nhật, kiểm tra, giám sát tài sản cô định. Trong mỗi đơn vị cũng cần có bộ phận quản lý tài sản cô định với cán bộ có năng lực chuyên môn và chức năng nhiệm vụ cụ thê để bảo đảm thực hiện tốt việc quản lý tài sản có định tại đơn vị mình.
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán
Khi mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dõi và hạch toán chỉ tiết theo từng đối tượng; kế toán cần lưu ý đối chiếu với danh mục tài khoản đã được quy định theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính đề có sự thông nhất về ký hiệu và tên gọi. Việc theo dõi và hạch toán chỉ tiết trên các tài khoản cấp2, cấp 3 có sự thông nhất không những giúp cho việc
theo dõi, quản lý, đối chiếu kiểm tra có sự thống nhất tại đơn vị mà khi Viện tiến hành tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc sẽ thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chính xác hơn.
Từ đó Viện có thể ra các quyết định đầu tư, điều chuyền, thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhanh chóng, kịp thời.
Đối với Văn phòng Viện thì kế toán cần mở thêm các tài khoản chi tiết của TK 214 — Hao mòn TSCĐ theo quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình.
Đối với TK 214 - Hao mòn TSCĐ cần phải mở tài khoản chỉ tiết như sau:
- TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình:
+ TK 21411 — Hao mòn TSCĐ hữu hình tại Viện KHĐCKS
+ TK 21412 — Hao mòn TSCĐ hữu hình tại Trung tâm tư vấn và địch vụ khoa học.
- TK 2142 - Hao mòn TSCĐ vô hình:
+ TK 21421 - Hao mòn TSCĐ vô hình tại Viện KHĐCKS
+ TK 21422 —- Hao mòn TSCÐ vô hinh tại Trung tâm tư vẫn và dịch vụ khoa học.