7. Kết cấu của đề tài
2.4. Đánh giá thực trạng kếtoán TSCĐ tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng
và Khoáng sản
2.4.1 Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Về công tác tổ chức kế toán:
Các phần hành kế toán được phân công tương đối rõ ràng, khoa học, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phần hành với nhau, đảm bảo tính thông nhấtvề phạm vi, phương pháp tính toán và ghi chép. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, phát hiện kịp thời những sai sót. Đội ngũ kế toán hầu hết đều là những kế toán viên trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, luôn có ý thức trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn cô gắng phấ đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần đem lại hiệu quả quản lý tốt cho đơn vị.
2.4.1.2. Về công tác quản lý Tài sản cố định:
- Về cơ bản các đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSCĐ đã sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, chống lãng phí. Không chiếm đoạt hoặc sử dụng tài sản cơ quan phục vụ cho mục đích cá nhân. Tài sản có định hữu hình là phương tiện đi lại đã được mua sắm theo đúng tiêu chuẩn, định mức và đáp ứng nhu cầu công tác của đơn vị. Việc mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện theo phương thức đấu thầu và quy định về mua sắm tài sản nhà nước bằng vốn ngân sách nhà nước, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý tài chính và hạn chế thất thoát khi mua sắm TSCĐ.
Thực hiện cơ chế công khai minh bạch trong đấu thầu góp phần chống tham nhũng,thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Nguồn tài sản cố định hiện có của Viện đã và đang được bố trí, khai thác, quản lý có hiệu quả hơn thông qua quy định về điều chuyên tài sản từ các đơn vị không có nhu cầu sử dụng sang các đơn vị có nhu cầu sử dụng. Việc xử lý thanh lý TSCĐ tại Viện cũng đã được quan tâm và xử lý kịp thời
khi tài sản đã hư hỏng hoặc không còn sử dụng được, đã hạn chế bớt những thất thoát, lãng phí do đề tài sản không thanh lý, tận thu được tiền về ngân sách nhà nước hoặc tăng thêm nguồn kinh phí để sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản tại đơn vị.
- Việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý sử dụng TSCĐ tại đơn vị đã được nâng cao và từng bước đi vào nê nêp. Căn cứ các nguyên tắc, quy chê xử lý đã được quy định, nhiều đơn vị đã xây dựng quy chế quản lý sử dụng cụ thê đối với TSCĐ tại đơn vị, gắn trách nhiệm với khen thưởng xử phạt trong quản lý sử đụng đã phần lớn hạn chế được việc sử dụng lãng phí và đề thất thoát tài sản.
2.4.1.2. Về hệ thống chứng từ kế toán:
Viện đã vận dụng tương đối đầy đủ hệ thống chứng từ cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, từ việc đầu tư, mua sắm, điều chuyên, thanh lý, nhượng bán, khấu hao TSCĐ. Hệ thống chứng từ được luân chuyên hợp lý đã tạo điều kiện cung cấp thông tin ban đầu một cách kịp thời cho quản lý nghiệp vụ và làm bằng chứng pháp lý cho việc ghi số và lập hệ thống BCTC.
2.4.1.3. Về tài khoản kế toán:
Đơn vị đã tuân thủ theo chế độ kế toán trong việc hạch toán trên các tài khoản TK 211, TK 213, TK 214... Ngoài ra, theo tình hình thực tế cũng như yêu cầu quản lý, đơn vị đã xây dựng thêm hệ thống tài khoản chi tiết đến cấp 2, cấp 3. Các tài khoản bao gồm tài khoản tổng hợp và tài khoản chỉ tiết, từ kết câu, cách ghi chép đến mối quan hệ giữa các tài khoản đã góp phần xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và biến động của toàn bộ TSCÐ cũng như từng loại TSCĐ trên các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, từ đó làm cơ sở cho việc ra các quyết định đầu tư, điều chuyền, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
2.4.1.4. Về công tác kế toán tăng, giảm Tài sản cố định:
- Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ được thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành về nguyên tắc quản lý TSCĐ.
- Việc hạch toán tăng, giảm TSCĐ đều được dựa trên các chứng từ hợp lý, hợp lệ về mua sắm, điều chuyền, thanh lý, nhượng báản...chứng từ được trang bị đầy đủ theo đúng thứ tự, đúng nguyên tắc của chế độ kê toán. Bộ phận kế toán đã phản ánh, ghi chép đầy đủ tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ, đảm bảo số liệu kế toán được phản ánh một cách trung thực, hợp lý, rõ ràng trong quá trình hạch toán, hạn chế ghi chép trùng lặp không cần thiết.
2.4.1.5. Về công tác kế toán hao mòn Tài sản cố định
Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định được thực hiện theo Quyết định số 96/QĐ-VĐCKS của Viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản ngày 27 tháng 4 năm 2020 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tài sản. Việc phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ vào số kế toán được thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12.
2.4.1.6. Về công tác kế toán kiểm kê Tài sản cố định
Công tác kiểm kê TSCĐ được thực hiện định kỳ theo quy định của Nhà nước mỗi năm 1 lần trước khi lập BCTC. Việc kiểm kê đã phản ánh đúng thực tế tài sản và nguồn hình thành tài sản.
2.4.1.7. Về hình thức sổ:
Viện đang áp dụng hệ thống số kế toán theo hình thức ―Nhật ký sổ cái‖. Đây là hình thức số được áp dụng rất phổ biến. Hình thức số kế toán nảy có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện kế toán chung của đơn vị: Hạn chế được số lượng sổ sách cồng kênh, giảm bớt được khối lượng ghi chép, đễ hiều, đễ làm, phù hợp với khối lượng và trình độ kế toán. Hệ thống sổ kế toán, tài khoản và các mẫu biểu đơn vị sử dụng phần lớn đều đúng như chính sách ban hành của Nhà nước.
2.4.1.8. Về lập và trình bày Báo cáo tài chính:
Yêu cầu trình bày các thông tin về TSCPĐ trên BCTC đã được đơn vị tuân thủvà thực hiện nghiêm túc. Lượng thông tin này đủ cho việc phân tích tình hình biến động của TSCĐ.