Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại viện khoa học địa chất và khoáng sản (Trang 89 - 93)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.1.2.1 Những tồn tại:

a, Về công tác quản lý Tài sản cố định:

- Tổ chức bộ máy quản lý tài sản cố định rất mỏng, không đồng đều về trình độ, chưa thành hệ thống. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài sản có định. Từ đó dẫn đến sự thiêu hỗ trợ lẫn nhau trong việc theo dõi tình hình quản lý tài sản và thiếu các chế tài buộc các đơn vị thực hiện đúng các chế độ quản lý tài sản cố định đã có và sử dụng tài sản hiệu quả, tiết kiệm.

- Việc thực hiện bàn giao tài sản khi các dự án kết thúc chưa được thực hiện. Nhiều dự án đến thời gian kết thúc nhưng không tiến hành bàn giao TSCĐ theo đúng quy định gây thất thoát, lãng phí. Ngoài ra Viện chưa có cơ chế đề kiểm tra giám sát công việc đó.

c, Về tài khoản kế toán:

- Đơn vị đã mở các tài khoản cấp 2 của tài khoản 211 TSCĐ hữu hình) để theo dõi chỉ tiết từng loại tài sản có định hữu hình. Tuy nhiên các tài khoản cấp 2 đơn vị tự phân cấp loại tài sản

Viện không mở tài khoản chỉ tiết 214 (hao mòn tài sản cố định đối với TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình mà mở chung tài khoản 2141 (Hao mòn TSCĐÐ tại Viện) và tài khoản 2142 Hao mòn TSCĐ tại trung tâm công nghệ địa chất và khoáng sản). Từ đó dẫn đến việc hạch toán chung vào l tài khoản dẫn đến việc theo dõi và đối chiếu rất khó khăn.

d, Về khấu hao Tài sản cố định:

kinh doanh dịch vụ:

- Về phương pháp khấu hao của TSCĐ: Hiện nay Trung tâm công nghệ địa chất và khoáng sản áp dụng duy nhất phương pháp khấu hao theo đường thắng. Phương phápnày có ưu điểm tính toán đơn giản, nhưng hiện nay theo khảo sát thực tế tại đơn vị cho thấy có một số đối tượng TSCĐ hiện chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã không còn sử dụng. Nguyên nhân là do TSCĐ đó có thê bị hỏng hóc không còn sử dụng được. Điều đó chứng tỏ rằng phương pháp khẩu hao theo đường thắng cho tất cả các loại TSCĐ của đơn vị là chưa phù hợp. Một số TSCĐ tuy không được sử dụng nhưng do giá trị còn lại của TSCĐ vẫn lớn nên vẫn phải tiến hành trích khấu hao.

Điều đó làm ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí và lợi nhuận của đơn vị dẫn đến việc làm giảm tính xác thực khi phân tích các chỉ tiêu tài chính của đơn vị.

- Về thời điểm trích và thôi trích khấu hao: Việc trích khấu hao theo phương pháp làm tròn tháng hiện đơn vị đang áp dụng là không phù hợp. Một số tài sản có định đã đưa vào sử dụng từ tháng trước nhưng do đơn vị tính khâu hao tròn tháng nên đến tháng sau tháng sử dụng mới trích khâu hao TSCĐ đó, điều này phản ánh không kịp thời, chính xác việc tính khẩu hao và phân bổ khấu hao vào chỉ phí là chưa đúng theo quy định hiện hành.

* Đối với những TSCĐ vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị:

Hiện tại quy chế quản lý tài sản Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản đã ban hành chưa xây dựng tiêu chí các đơn vị tính khấu hao, nộp nghĩa vụ cho Ngân sách nhà nước, phần còn lại đưa vào quỹ phát triển sự nghiệp. Do đó Trung tâm xác định mức tính khấu hao TSCĐ không dựa trên cơ sở pháp lý theo quy định hiện hành mà được quy định riêng trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

e, Về kế toán chi phí sửa chữa Tài sản cố định:

- TSCĐ của đơn vị rất đa dạng, nhiều tài sản được đưa vào sử dụng trong thời gian đài trong điều kiện môi trường không thuận lợi, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên do hạn hẹp về nguồn kinh phí chủ yếu là kinh phí do Ngânsách nhà nước cấp nên việc sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ còn thụ động. Nhiều TSCĐ hỏng do chưa có kinh phí sửa chữa để lâu dẫn đến tình trạng không khắc phục được.

- Phần lớn tài sản hữu hình của Viện không được duy trì bảo dưỡng định kì thường xuyên, chưa có hệ thống nên hay phát sinh sự cô hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Mặt khác, nhiều tài sản đã hết thời hạn sử dụng nhưng được sửa chữa khắc phục nhiều lần và cũngcó tình trạng một số bộ phận tải sản được sử dụng rất ít. Trình độ am hiểu để sử dụng tài sản còn hạn chế nên không ít trường hợp người sử dụng tự gây sự cố hỏng hóc cho tài sản.

- Sau khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa một số đơn vị không tiến hành thu hồi những linh kiện, máy móc, thiết bị cũ hỏng đã được thay thế) nộp về đơn vị theo quy định của Nhà nước.

- Đối với những sửa chữa lớn phát sinh nhiều loại chi phí kế toán không tập hợp chi phí qua tài khoản 2413 (sửa chữa lớn TSCĐ mà đến khi quyết toán kế toán hạch toán chung vào tài khoản chi hoạt động. Do vậy đề quản lý và theo dõi chỉ tiết từng khoản chi phí gặp khó khăn.

f, Về sổ kế toán.

Số chỉ tiết tài sản của đơn vị được lập theo năm nên việc kiểm tra, xem xét rất mắt thời gian. Nhiều đơn vị không lập số theo đõi TSCĐ tại nơi sử dụng nên việc kiểm tra, đối chiếu từng loại tài sản giữa đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý khi tiến hành kiểm kê định kỳ gặp nhiều khó khăn.

g, Việc áp dụng phần mềm trong công tác kế toán Tài sản cố định. Các phần mềm kế toán hiện nay rất phổ biến, hiện đại và dễ sử dụng. Các phiên

bản được cập nhật thường xuyên theo hệ thống văn bản về chế độ kế toán.Việc tính toán trên máy tính thông qua phần mềm kề toán sẽ chuẩn xác ít xảy ra saibsót. Người sử dụng có thể lọc thông tin theo nhiều chiều, nhiều điều kiện sẽ giúp cho công tác theo dõi TSCĐ và tỉnh trạng sử dụng thuận tiện hơn, tiết kiệm nhân lực, thời gian. Tuy nhiên việc theo dõi chỉ tiết từng đối tượng TSCĐ, tính khấu hao và hao mòn TSCPĐ tại đơn vị chưa được thực hiện trên phần mềm máy tính mà theo dõi, tính toán thủ công. Ngoài ra việc kết nói thông tin dữ liệu giữa kế toán chỉ tiết và kế toán tổng hợp TSCĐ chưa được kết nỗi. Nguyên nhân từ việc kế toán không có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tính năng hiện tại của phần mềm chưa đáp ứng được phần việc đó. Do vậy việc theo dõi, đối chiếu và kiểm tra mất rất nhiều thời gian, dễ dẫn đến nhằm lẫn, sai sót.

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại viện khoa học địa chất và khoáng sản (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)