2.1. ĐƯỜNG LỐI CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA CỦA ĐẢNG TỪNĂM 2001 ĐẾN NĂM 2009 NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2009
Bước vào thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4 - 2001), tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối CNH, HĐH đã được định hình những nét cơ bản tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa VII) và Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII. Tiếp tục những chủ trương đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX xác định đường lối phát triển kinh tế là:
Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp tăng trưởng kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh. Mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển…xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [29, tr.24].
Về mục tiêu phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm (2001 - 2005), Đại hội chỉ rõ: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo định hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại” [29, tr.28]. Chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch là: Nhịp độ tăng GDP bình quân 7,5%/ năm. Đến năm 2005, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp là 20 - 21% GDP; công nghiệp và xây dựng 38 - 39%, các ngành dịch vụ 41 - 42%.
Chiến lược phát triển kinh tế 2001 - 2010 nhấn mạnh: “Con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước đi tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” [29, tr.91]. Điều kiện và biện pháp để thực hiện bước đi vừa tuần tự, vừa có nhảy vọt là:
Phát huy lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển nhanh kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [29, tr.91].
Đại hội chủ trương: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nơng thơn theo hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ cơng nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.
Đại hội xác định: Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nơng sản hàng hóa; đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành, nghề đa dạng, chú trọng cơng nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nhân dân.
Công nghiệp, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi
nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có cơng nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghệ chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, cơng nghiệp phần mềm...Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở cơng nghiệp nặng quan trọng, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phịng. Khai thác có hiệu quả các nguồn tài ngun, dầu khí, khống sản, vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hóa. “Phát triển nhanh các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và tiêu dùng…” [29, tr.173].
Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả, phát triển dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách phát triển nhanh hiện đại dịch vụ bưu chính - viễn thơng, phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn…mở rộng dịch vụ tài chính - tiền tệ, phát triển mạnh các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ đời sống.
Dịch vụ, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ:
thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thơng, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm tốn, bảo hiểm, chuyển giao cơng nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường [29, tr.92-94].
Từ quan điểm của Đại hội IX và trên cơ sở đã đạt được, trong những năm đầu thế kỷ XXI, quá trình CNH, HĐH được chỉ đạo phát triển với những hướng mới là chuẩn bị xây dựng có chọn lọc một số cơ sở quan trọng về công nghiệp cơ bản như năng lượng, vật liệu, cơ khí; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đẩy mạnh đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn được tiếp tục chủ trương đẩy mạnh hơn với mục tiêu tổng quát tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (3 - 2002) là:
Xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hiện đại [31, tr.96].
CNH, HĐH nơng nghiệp là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với cơng nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức mạnh cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường.
CNH, HĐH nơng thơn là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nơng thơn.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 còn khẳng định năm quan điểm về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.
Một là, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn.
Hai là, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn
lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mơ lớn với chất lượng và hiệu quả cao bảo vệ mơi trường, phịng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp và nông nghiệp nông thôn bền vững...
Ba là, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực
bên ngoài, phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các lọai hình doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong q trình
CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nơng thơn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa...
Năm là, kết hợp chặt chẽ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với xây
dựng tiềm năng và thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân...Thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương…
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã có những bước phát triển mới trong nhận thức về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta.
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2 - 2004) đưa ra những biện pháp chỉ đạo mạnh mẽ hơn: điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động trong từng ngành, từng vùng theo hướng CNH, HĐH; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phụ trợ cần thiết; phát triển dịch vụ chất lượng cao;... Hội nghị chủ trương chuyển mạnh cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập
trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao; áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến và tiêu thụ. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cần thiết. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Qua 20 năm đổi mới đất nước và 10 năm thực hiện đường lối CNH, HĐH. Nền kinh tế nước đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đảng ta đã đề ra chủ trương: tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4 - 2006) đề ra đường lối đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức:
Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức [32, tr.28-29].
Trong bối cảnh tồn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển, tuy chưa có cơng nghiệp hiện đại, cơng nghệ cao nhưng biết chủ động hội nhập kinh tế, tranh thủ tiếp thu cơng nghệ cao trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp, thì vẫn có thể bước đầu phát triển kinh tế tri thức. Nước ta tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và cơng nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao để phát triển kinh tế tri thức và vận dụng ngay vào CNH, HĐH trong các lĩnh vực cần thiết.
Đại hội còn đề ra những định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới:
Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nơng dân là vấn đề lớn của q trình CNH đối với tất cả các nước tiến hành cơng nghiệp trên thế giới, bởi vì q trình CNH là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ở nước ta, trong những năm qua, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được đặt ở vị trí quan trọng. Trong những năm tới, định hướng cho q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn là:
Phải phát triển tồn diện nơng nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường;
thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghiệp sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương [32, tr.29].
Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Khuyến kích phát triển cơng nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và cơng nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là sân bay quốc tế, bến cảng, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới điện, hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị lớn. Tạo bước phát triển vượt bậc của ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ GDP.
Ba là, phát triển kinh tế vùng.
Cơ cấu kinh tế vừng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế