Nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 61 - 71)

Trên cơ sở quán triệt và vận dụng những chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Bình Dương tiếp tục có những chính sách, chương trình hành động cụ thể để phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng đời sống nông thôn ngày càng văn minh, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII đề ra chủ trương xem xét lại quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, điều chỉnh, bổ sung cơ cấu sản xuất theo hướng lấy hiệu quả kinh tế trên đơn vị sản xuất để làm thước đo tốc độ phát triển kinh tế, mạnh dạn thay đổi cây trồng, vật nuôi trên từng địa bàn cụ thể, “bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và bền vững, trên cơ sở đó xác

định và tiến hành chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chú ý gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ trên địa bàn nông thôn” [40, tr.41]

* Trồng trọt

Phát triển trồng trọt theo hướng tăng dần cơ cấu các cây công nghiệp dài ngày, hình thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển theo quy hoạch; góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao.

Nhà nước đầu tư cho công tác khuyến nông thông qua việc tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông, gắn địa bàn sản xuất của hộ nông dân và trang trại theo quy hoạch vùng chuyên canh, ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, giống mới cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác hiện đại phục vụ đại trà cho nông dân.

Khuyến khích nhân dân trồng mới cây cao su, đồng thời thâm canh diện tích cao su hiện có. Tập trung phát triển ở hai cơng ty cao su Dầu Tiếng, Phước Hồ và các xã của bốn huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng. Triển khai diện tích trồng mới cây điều có năng suất cao, cải tạo 15.000 ha theo dự án được duyệt, tập trung phát triển ở các xã của bốn huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo. Phát triển cây tiêu ở những vùng có điều kiện thích hợp. Tập trung phát triển vành đai rau xanh, sạch ở một số vùng của Thuận An, Thị Xã, Dĩ An, phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị.

Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư các cơ sở chế biến nông sản nhất là đầu tư vào các nhà máy chế biến nông sản ở các huyện phía Bắc của tỉnh, từng bước gắn nguồn nguyên liệu tại chỗ với công nghiệp chế biến nơng sản góp phần thúc đẩy nơng nghiệp phát triển và ngược lại.

* Chăn ni

Phát triển đa dạng theo mơ hình lớn và vừa gắn với nền kinh tế hộ, phát triển mạnh chăn ni, đưa chăn ni thành ngành chính trong sản xuất nông

nghiệp. Tiếp tục đưa các giống vật ni như bị lai Sind, bò sữa, heo nạc…vào sản xuất. Phát triển đàn bò sữa ở hai huyện Bến Cát và Tân Uyên, tiếp tục thực hiện chương trình phát triển đàn bị thịt và sinh sản ở tất cả các huyện, thị; trong đó tập trung các huyện phía Bắc của Tỉnh, tiếp tục phát triển đàn heo và gia cầm, tuy nhiên cần quản lý chặt về quy hoạch, hạn chế ô nhiễm mơi trường và phịng chống dịch bệnh. Quy hoạch vùng an toàn dịch bệnh đạt tiêu chuẩn ngành thú y.

* Dịch vụ nơng nghiệp

Khuyến khích mở rộng các ngành nghề, dịch vụ sản xuất chế biến các sản phẩm nông nghiệp, tạo các điều kiện để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác. Có chính sách ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế, nông dân vay vốn để mở rộng các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Phấn đấu tỷ trọng lao động nơng nghiệp cịn 45% vào năm 2005 [40, tr.42].

* Lâm nghiệp

Triển khai đề án tổng quan lâm nghiệp. Thực hiện dự án phát triển rừng với quy mô 19.633 ha và dự án cải tạo 13.400 ha điều năng suất cao. Bảo vệ, chăm sóc tốt rừng trồng và đẩy mạnh phong trào trồng cây nhân dân. Phấn đấu đưa tỷ lệ che phủ toàn tỉnh năm 2005 lên trên 50%.. Kết quả là rừng tái sinh, thảm thực vật nhân tạo đang phát triển dần thay thế rừng xưa.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn theo quan điểm Đại hội IX của Đảng, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 45-NQ/TU chủ trương tạo điều kiện phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học cơng nghệ, làm cho sản phẩm có chất lượng cao; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn.

Quan tâm và ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu kỹ thuật hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn để phục vụ dân sinh và phát triển nông nghiệp. Phát triển mạnh chăn nuôi, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông

nghiệp. Chú trọng áp dụng rộng rãi các giống mới có chất lượng cao, cơng nghệ sinh học tiên tiến; tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông, khuyến lâm kết hợp với hỗ trợ về vốn tín dụng; cơ bản hồn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nơng thơn.

Khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn; tổ chức sản xuất tạo lập mối liên kết nông dân -doanh nghiệp - thị trường trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác quản lý đất đai, cố gắng giải quyết tốt đất đai cho các hộ thiếu đất hoặc khơng có đất sản xuất, hạn chế tối đa tình trạng bỏ đất hoang khơng sản xuất. Chú trọng công tác định canh, định cư, cải thiện đời sống các hộ đồng bào dân tộc.

Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác trên các ngành, các lĩnh vực kinh tế; nhân rộng các mơ hình hợp tác xã kiểu mới, các tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả. Khơi phục, phát triển các làng nghề truyền thống; mở rộng công tác đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn; tiến hành áp dụng chính sách, cơ chế thơng thống hơn để khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng một số cụm công nghiệp, khu công nghiệp ở nông thôn.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng

nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, ngày 22 - 07 - 2002 Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 14-CTrHĐ/TU với chủ trương tăng cường đầu tư,

nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến cho tất cả cây trồng vật ni có tỷ suất hàng hóa cao trong tỉnh, nhằm hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Đưa các công nghệ mới vào chế biến, sơ chế nông sản và các sản phẩm đầu vào trong sản xuất nơng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tất cả các công đoạn sản xuất.

Ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, cơ giới hố nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, phát triển lực lượng sản xuất, phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp. Các kết qủa nghiên cứu và tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao trực tiếp tới người nơng dân, thơng qua nhiều hình thức thích hợp, đã tạo được sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng của chăn nuôi và trồng trọt và nâng cao đáng kể trình độ sản xuất của người nơng dân. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khoa học - cơng nghệ thơng qua các hình thức phổ biến và chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông dân trong tỉnh để xố đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đang là nhu cầu cấp bách.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển các ngành nông lâm ngư nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, cung cấp hàng hóa nơng sản chất lượng cao gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn. “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến. Đẩy mạnh liên kết công - nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất…” [41, tr.100].

Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, hội nhập quốc tế gắn với đẩy mạnh phát triển các mô hình nơng nghiệp kỹ thuật cao và cơng nghiệp chế biến. Tập trung phát triển chăn nuôi, nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, song song với việc tăng cường đưa các giống cây và con vào sản xuất.

Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nơng nghiệp; đầu tư khai thác có hiệu quả các hệ thống thủy lợi. Có chính sách thích hợp tạo điều kiện cho kinh tế trang trại và kinh tế tập thể phát triển. Hỗ trợ phát triển các hình thức liên kết giữa nơng dân với các doanh nghiệp và các nhà khoa học trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động; tăng cường đầu tư thủy lợi bảo đảm tưới, tiêu.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ngày 15 - 10 - 2008, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 77-CTrHĐ/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X)

Về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Chương trình đề ra mục tiêu:

Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, an tồn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ và phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơng thơn, nâng cao dân trí, tăng cường đào tạo cho nơng dân, tăng thu nhập vùng nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, xã hội nông thôn ổn định, bảo vệ môi trường sinh thái [72, tr.3].

Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn là:

Thứ nhất, xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại,

phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Tiếp tục chuyển dịch đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang đất công nghiệp, dịch vụ và đô thị theo quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2010, diện tích sản xuất nơng nghiệp chiếm 71% tổng diện tích đất tự nhiên. Hình thành vùng sản xuất nơng nghiệp an tồn, nơng nghiệp cơng nghệ cao đến năm 2010 khoảng 1.000 ha, đến năm 2020 từ 2.000 - 3.000 ha [72, tr.4].

Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch của ngành nông nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ, giữ gìn bảo vệ mơi

trường sinh thái, sử dụng đất có hiệu quả. Tăng cường đầu tư ứng dụng cơng nghệ sinh học, cơ giới hóa, tự động hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản.

Thứ hai, xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

đồng bộ, hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tổ chức nhân rộng mơ hình nơng thơn mới xã Bạch Đằng (huyện Tân Uyên) theo bốn tiêu chí: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Tiếp tục phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lưới giao thông của tỉnh, Quốc gia; mở rộng, nhựa hóa các tuyến đường liên xã, liên huyện đảm bảo giao thông thông suốt giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng nguyên liệu với các khu chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ.

Thứ ba, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn.

Mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục ở nông thôn để tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của cư dân nông thôn. Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống an sinh xã hội ở nơng thơn, nhất là các chính sách bảo hiểm y tế, dân số, thực hiện tốt bảo hiểm y tế và bảo hiểm tự nguyện cho người dân. Thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo…

Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ; đào tạo

nguồn nhân lực, tạo bước đột phá để HĐH nông nghiệp, CNH nông thôn. Tăng cường đầu tư ngân sách cho ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ. Ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học để nhân nhanh các loại giống cây trồng, phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông

nghiệp. Triển khai ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học trong sơ chế, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản.

Thực hiện tốt đề án phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 - 2010. Tổng kết nhân rộng các mơ hình nơng nghiệp công nghệ cao, từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

Tăng cường liên kết với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu nông lâm ngư nghiệp để chuyển giao cho nông dân các kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt và chăn nuôi. Đổi mới công tác khuyến nông, tăng cường ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, chủ trang trại làm dịch vụ tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là giống mới, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ nông sản…

Thực hiện những chủ trương của Đảng và của tỉnh về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn; đến nay, lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn Bình Dương có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần cư dân nông thôn ngày càng được nâng cao; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 5,9%; giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác đạt 34,5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt còn 71,9% và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 28,1%. Sản xuất cây lâu năm từng bước khẳng định là cây thế mạnh của tỉnh; một số vùng chuyên canh cây trồng như: cao su, cây ăn trái, rau màu… phát triển ổn định và ngày càng định hình rõ theo quy hoạch. Chăn ni phát triển theo hướng tập trung, gắn với an toàn dịch bệnh; chăn nuôi công nghiệp chiếm 90% đàn gia cầm và 80% đàn heo của tỉnh. Diện tích rừng

Một phần của tài liệu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w