Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành và của

Một phần của tài liệu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 95 - 99)

hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành và của toàn Đảng bộ

Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm, chú trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng từ cấp tỉnh đến cơ sở, đề cao tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên; phát huy dân chủ trong tổ chức Đảng, nhưng gắn với việc thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương. Đảng bộ tỉnh Bình

Dương chủ trương: các cán bộ, đảng viên phải gần dân, tin dân, ln quan tâm, phấn đấu vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, khơng ngừng học tập, rèn luyện nâng cao năng lực trình độ để đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH.

Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với nhưng tiềm năng và lợi thế vô cùng to lớn. Yêu cầu đặt ra là: khơng chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn kịp thời của Đảng là đủ, mà cần phải có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo và quản lý kinh tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, về công tác cán bộ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo và có một số mặt đổi mới, nhất là trong việc đánh giá, quy hoạch, điều động, luân chuyển cán bộ. Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung và CNH, HĐH nói riêng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương ln tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm phát huy thành tựu, hạn chế mặt chưa đạt, để Đảng bộ khơng ngừng hồn thiện, trưởng thành, phát triển ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế, hoàn thành thắng lợi mục tiêu mà các Đại hội Đảng bộ đề ra.

Với chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ Tỉnh, sự triển khai kịp thời của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành chuyên mơn, trong 13 năm từ 1997 - 2009, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước phát triển: kinh tế phát triển nhanh và khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, văn hóa xã hội có tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được tăng cường, hoạt động đối ngoại tiếp tục mở rộng và phát huy hiệu quả, đời sống nhân dân được nâng lên. Quá trình lãnh đạo trong thời gian qua của Đảng bộ tỉnh, đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho những năm tiếp theo, để Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo thành công sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, để đến năm 2020 Bình Dương trở thành đơ thị văn minh, hiện đại của đất nước.

KẾT LUẬN

CNH, HĐH là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất, kỹ thuật, về con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu qủa mọi nguồn lực, khơng ngừng tăng năng suất lao động xã hội, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, thực hiện cơng bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. CNH, HĐH vừa là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, đồng thời là quá trình đi lên từng bước dựa trên sự kết hợp mật thiết của các điều kiện chủ quan, lợi thế, tiềm năng của địa phương. Vì thế, việc lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH được coi là đặc điểm chủ yếu, nội dung cơ bản lâu dài trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Sau khi tái lập tỉnh, Bình Dương thừa hưởng phần lớn những thành tựu về kinh tế - xã hội của tỉnh Sơng Bé trước đây. Thời điểm tỉnh Bình Dương được tái lập, cũng là lúc nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bắt đầu chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đó là những thời cơ thuận lợi để Bình Dương bước vào thời kỳ CNH, HĐH.

Chủ trương, định hướng lớn về CNH, HĐH của Đảng Cộng sản Việt Nam và qúa trình vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, thể hiện qua việc đề ra chủ trương, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn Tỉnh từ 1997 đến 2009. Việc lãnh đạo, thực hiện CNH, HĐH ở Bình Dương là do yêu cầu khách quan và những đòi hỏi bức thiết của tỉnh, đồng thời thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong chỉ đạo và thực hiện. Đảng bộ tỉnh đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề cải cách hành chính, trong chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư; năng động trong kêu gọi đầu tư, định giá thuê đất hợp lý, lựa chọn hướng đi riêng cho mình là phát triển các khu cơng nghiệp tập trung. Chính vì thế, Bình

Dương trở nên hấp dẫn trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong công cuộc đổi mới, với vị thế của một tỉnh gần như thuần nông, lại mới được tái lập cịn gặp nhiều khó khăn bước đầu, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, cộng với tinh thần dám nghĩ, dám làm của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Ngay từ những ngày đầu tái lập, Bình Dương đã đi sớm, đi nhanh vào CNH, HĐH. Qua 13 năm lãnh đạo thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, nền kinh tế Bình Dương đã đạt được những thành tựu rất to lớn, nền kinh tế luôn tăng trưởng ở tốc độ cao. Trước khi tái lập tỉnh, Bình Dương từ một tỉnh gần như thuần nơng, đã trở thành một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, với cơ cấu kinh tế năm 2009 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (tỷ lệ tương ứng: 62,3% - 32,4% - 5,3%). Nhìn lại quá trình CNH, HĐH, Bình Dương ln tự khẳng định mình và vượt lên mọi hồn cảnh. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, người Bình Dương cũng đã năng động nắm bắt thời cơ mới, tạo ra những chuyển biến nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội để hòa nhập vào khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Qua nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009, mặc dù cịn có những hạn chế nhất định trên một số lĩnh vực, nhưng kết quả đạt được là rất to lớn, là cơ sở để khẳng định chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CNH, HĐH. Chủ trương về CNH, HĐH mà Đảng bộ tỉnh Bình Dương đề ra đã đi vào cuộc sống và được thực tiễn kiểm nghiệm là hoàn toàn đúng đắn, khoa học, phù hợp với điều kiện, lợi thế, tiềm năng của tỉnh.

Một phần của tài liệu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w