QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 51 - 55)

ĐẠI HĨA Ở BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2009

Năm 2001 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên của thế kỷ XXI, năm mở đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010). Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, Bình Dương có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trước hết, đó là các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng các thủ đoạn chống phá ta nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình”; tệ nạn xã hội trên địa bàn có xu hướng phát triển, những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập…Tuy vậy, những lợi thế của thời kỳ mới cùng với những thành tựu quan trọng và toàn diện đạt được trong thời gian qua sẽ tiếp thêm nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII (1 - 2001) khẳng định: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trăng dần tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế với vùng và khu vực; biến tiềm năng thành lợi thế so sánh để thu hút đầu tư; chú trọng phát triển công nghệ hiện đại, tiên tiến sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao; giữ vững và nâng cao

vai trị, vị trí của tỉnh trong cơng cuộc phát triển của vùng kinh tế động lực [40, tr.36].

Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Đảng bộ tỉnh chủ trương tiếp tục cơng cuộc đổi mới một cách sâu sắc và tồn diện; đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN trên hầu hết các ngành, các địa bàn, các lĩnh vực; nhất là cơng nghiệp hóa nơng nghiệp gắn liền với hiện đại hóa nơng thơn. Tập trung mọi nguồn lực, huy động mọi lực lượng, thế mạnh và tiềm năng sẵn có của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm để tạo bước phát triển mới với mức tăng trưởng cao, ổn định và bền vững; nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ mơi trường đồng thời giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc…

Bước vào năm 2004, năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng. Mặt khác, năm 2004 là năm tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA) và các cam kết quốc tế khác, đẩy mạnh đàm phán tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO), đưa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta lên một bước phát triển mới, cao hơn về chất. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với Đảng bộ, nhân dân trong Tỉnh là phải giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng cao, quyết tâm phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, tạo đà thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế- xã hội 5 năm 2001 - 2005 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra. Ngày 16 - 01 - 2004, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 84 - NQ/TU đề ra nhiệm vụ tổng quát:

Nâng cao chất lượng bộ máy và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp trong Tỉnh; phấn đấu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trong mọi tình huống; bảo đảm phát triển

kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất là cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn [68, tr.5].

Qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và 9 năm tái lập tỉnh, sự nghiệp CNH, HĐH ở Bình Dương đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tháng 11 - 2005, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII đề ra chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức:

Mục tiêu tổng quát phát triển của thời kỳ 2006 - 2010 là tạo ra bước đột phá mới nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống dân cư, góp phần cải thiện mạnh mẽ đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Phấn đấu tăng tỷ trọng GDP của tỉnh trong GDP của tồn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quy hoạch xây dựng định hướng phát triển tỉnh Bình Dương thành đơ thị loại I trong 5 - 10 năm tới; quy hoạch đô thị gắn với phát triển nông thôn thành một tỉnh giàu đẹp, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững gắn với phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phịng - an ninh. Tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng phát triển, tạo nền tảng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triên kinh tế tri thức gắn với hội nhập vùng, khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ, ổn định tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Chú trọng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất cơng nghiệp; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, hình thành các thị trường: tài chính, bất động sản... [41, tr.93-94].

Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, cũng như cả nước, Bình Dương tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh

quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức.

Đại hội đề ra mục tiêu cụ thể phấn đấu giai đoạn 2006 - 2010: Tổng giá trị GDP (giá cố định 1994) đến năm 2010 đạt 16.603 tỷ đổng, gấp 2,1 lần năm 2005. Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh là 15%. Trong đó, cơng nghiệp tăng 16,8%, địch vụ tăng 15,6% và nơng nghiệp tăng 3,2%.. Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng 65,5% - 30% - 4,5% [41, tr.95].

Trong điều kiện hiện nay, để đẩy mạnh CNH, HĐH, Bình Dương phải vươn lên thực hiện phương châm “đi tắt, đón đầu”, ra sức ứng dụng cơng nghệ hiện đại, công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học vào sản xuất và đồi sống. Để làm được điều đó, Bình Dương phải có chiến lược đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thu hút các đối tác công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tránh ô nhiễm môi trường, đầu tư phát triển đồng đều giữa các vùng và phát triển ngành kinh tế theo định hướng CNH, HĐH.

Thực chất CNH, HĐH là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tăng năng suất lao động xã hội ngày càng cao. Do vậy, nói đến CNH, HĐH là nói đến việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội. Nhận thức vai trị đó của khoa học và công nghệ, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII khẳng định “khoa học và công nghệ là

nền tảng và động lực của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [41, tr.113-114].

Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học với công nghệ thông tin; chú trọng việc sử dụng giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ

mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Chọn lọc một số lĩnh vực như ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp để xây dựng một số dự án có quy mơ lớn nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ nét về năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Những chủ trương về CNH, HĐH của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 - 2009 là sự vận dụng dường lối đúng đắn của Đảng vào thực tiễn địa phương, đường lối đó được cụ thể hóa trên những lĩnh vực chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w