Đảng vào tình hình thực tế của địa phương để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6 - 1996) chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Những chủ trương của Đảng là cơ sở để các Đảng bộ các địa phương vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh.
Ngay từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Đảng bộ tỉnh Bình Dương ln bám sát và quán triệt sâu sắc các chủ trương Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH. Đảng bộ tỉnh đã không ngừng nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo vào thực tế của tỉnh, tạo được bước đột phá trên nhiều lĩnh
vực. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh đã xác định thuận lợi, thời cơ, tiềm năng và khó khăn từ đó xác định và thực hiện nhất quán quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tập hợp trí tuệ của tồn Đảng bộ, từng đảng viên, và của mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của tỉnh, tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tương ứng nông nghiệp theo hướng phát triển những ngành nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Ngay từ khi tái lập tỉnh, Bình Dương đã thực hiện cải cách hành chính để sớm có một cơ chế, chính sách thơng thống, tạo độ tin cậy cho các nhà đầu tư khi đến làm ăn tại tỉnh. Chủ động trong việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực cụ thể, không trông chờ, ỷ lại vào Trung ương; chủ động trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngồi nước, coi đó là động lực chính để phát triển kinh tế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống, có tính hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với tỉnh, thành khác.
Các mục tiêu và quan điểm về CNH, HĐH do Đảng bộ tỉnh đề ra vừa mang tính khoa học, vừa phù hợp với điều kiện của địa phương và xu hướng phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, sở, ban, ngành, các huyện, thị phát huy nội lực, khai thác tiềm năng trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư để tranh thủ nguồn lực bên ngoài vào phát triển các ngành kinh tế, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và các sở, ban ngành và đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt giao thông đô thị và giao thông nông thôn.
Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo, đảm bảo tính nguyên tắc trong việc đề ra những chủ trương biện pháp đúng đắn của Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời, phù hợp xu thế phát triển chung của đất nước và khu vực, hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực.