vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ sở vật chất - kỹ thuật là một trong những điều kiện rất cần thiết để thực hiện CNH, HĐH. Nhận thức được được tầm quan trọng này, Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân cùng với Đảng bộ và chính quyền các cấp ln tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, nguồn ngân sách của địa phương và nguồn đóng góp của nhân dân để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.
Về giao thông, thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, từ khi tái lập tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau đầu tư cho phát triển hệ thống giao thơng như: vốn ngân sách, vốn đầu tư theo hình thức BOT, vốn huy động trong dân… để xây dựng các hệ thống giao thông huyết mạch phục vụ cho phát triển kinh tế, thơng thương hàng hóa giữa các vùng và từ các khu công nghiệp đến nơi xuất khẩu. Nhờ vậy, đến năm 2009, Bình Dương có một hệ thống giao thơng tương đối hồn chỉnh, đảm bảo lưu thông thông suốt.
Mạng lưới điện cũng được tỉnh tập trung đầu tư, chương trình điện lưới quốc gia được đưa về phủ kín các vùng nông thôn của tỉnh, đây là một thành tựu lớn nó vừa có ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng. Nhằm bảo đảm nguồn cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở công nghiệp lập “Dự án quy hoạch cải tạo phát triển lưới điện tỉnh Bình Dương thời kỳ 2000 - 2005 có xem xét đến năm 2010 cho toàn tỉnh và từng huyện thị”. Thực hiện chương trình CNH, HĐH nơng nghiệp - nơng thôn, tỉnh đã tập trung đưa điện lưới về khu vục vùng sâu, vùng xa. Chủ trương này đã làm cho bộ mặt nông thôn ngày
càng khởi sắc, 100% xã, phường, thị trấn có điện sử dụng, tạo điều kiện cho phát triển nông thôn, đời sống tinh thần của vùng sâu, vùng xa được cải thiện.
Cùng với hệ thống các công trình về điện, đường, trường, trạm, mạng lưới điểm phục vụ bưu chính - chuyển phát, điện thoại, Internet, hệ thống viễn thơng của Bưu chính viễn thơng Bình Dương trong nhiều năm qua đã phát huy hiệu quả vai trị, vị trí của một ngành thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, cung cấp kịp thời nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngày càng đa dạng về chủng loại với công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng, sự thuận tiện và sát thực với lợi ích của nhân dân và toàn xã hội, phục vụ đắc lực vào sự nghiệp CNH, HĐH.
Về đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, Tỉnh đã ban hành các chỉ thị về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng; về quản lý đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu nhà ở, khu đô thị mới; về công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc tại các đô thị trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ đạo xây dựng cơ bản của tỉnh tổ chức họp định kỳ để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và đơn đốc tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Tỉnh đã kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc về phân cấp đầu tư xây dựng; chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải tỏa, đền bù và thi cơng các cơng trình cơ bản. Nhờ những chủ trương kịp thời và sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, công tác đầu tư xây dựng của tỉnh được thực hiện rất tốt, hạ tầng cơ sở tương đối hoàn thiện phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.