3.1. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
3.1.1. Thành tựu
Qua 13 năm lãnh đạo và thực hiện CNH, HĐH, Bình Dương đã khơi dậy được năng lực tiềm ẩn sẵn có của địa phương, khai thác sử dụng những nguồn lực trong và ngoài nước và đã thu được những thành tựu bước đầu cơ bản:
Một là, đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt quá trình CNH, HĐH.
Năm 1997, năm đầu tiên tái lập, tổng sản phẩm trong tỉnh đã tăng 17,7%, các năm tiếp sau đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh hàng năm hơn 10%. Bình quân giai đoạn 1997 - 2000, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng khá cao so với cả nước và các tỉnh thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kế thừa thành quả đạt được, bước vào giai đoạn 2001 - 2009 cùng với cả nước, tỉnh Bình Dương chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH và đã thu được những thành tựu to lớn. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trưởng bình quân 14,5%, cao nhất là năm 2002 với tốc độ tăng trưởng 15,9% [21, tr.3].
* Công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu và lớn nhất của tỉnh, thực sự là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, trong giai đoạn 1997 - 2000, sản xuất công nghiệp của tỉnh luôn đạt tốc độ tăng trên 2 lần mức trung bình chung của cả nước và cao hơn của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với những chủ trương đúng đắn và hướng đi thích hợp, cơng nghiệp Bình Dương trong 4 năm (1997 - 2000) mức tăng trưởng luôn giữ ở hai con số. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 32,4% [22, tr.15].
Giai đoạn 2001 - 2005, cơng nghiệp Bình Dương tiếp tục có những bước tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình qn là 35,6%. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 9%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 27%, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng 46% [71, tr.1].
Giai đoạn 2006 - 2009, công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, năm 2008 - 2009, tuy gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là các ngành như dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử…nhưng sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của tỉnh phát triển. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm là 19,7% [93, tr.2].
Sản xuất công nghiệp tạo được bước phát triển đột phá, ln giữ mức tăng trưởng bình qn cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra và khá cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, giữ vai trò là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước; mở ra nhiều ngành, sản phẩm mới, thu hút nhiều lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp cho tăng thu ngân sách cho địa phương.
* Nông nghiệp
Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp Bình Dương chuyển dịch nhanh, đúng hướng. Tỷ trọng trong GDP của các ngành nơng - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 23% năm 1997 xuống còn 16,9% năm 2000; 12,0% năm 2003, 8,0% năm 2005 và 5,3% năm 2009 [93, tr.4]. Xu hướng này phù hợp với quy luật phát triển và điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của Bình Dương; giảm tỷ trọng của các ngành có năng suất thấp sang các ngành, lĩnh vực có năng suất cao và hiệu quả.
Ngành nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn tăng bình quân là 5,5%. Trong những năm qua, ngành chăn ni tuy khó khăn
phải đối mặt với dịch bệnh nhưng vẫn tiếp tục khẳng định là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình qn 13,7%, từng bước tăng tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Kết cấu hạ tầng vùng nông thôn được đầu tư cải thiện, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; một số cây trồng, vật nuôi chủ lực tiếp tục được phát triển và mở rộng quy mơ diện tích, nâng cao chất lượng, gắn kết với mạng lưới chế biến, tiêu thụ. Đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, điều…
Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế và vai trò trong cơ chế thị trường, tác động khá rõ nét trong ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
* Dịch vụ
Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình qn hàng năm 18%, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chương trình phát triển dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh đề ra là đúng hướng, đạt hiệu quả; các ngành dịch vụ phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các chương trình phát triển thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh; cuộc vận động “người Việt dùng hàng Việt”, “đưa hàng Việt về nông thôn”… được thực hiện tốt. Các ngành dịch vụ như: bưu chính viễn thơng, tài chính, ngân hàng, cơng nghệ thơng tin, cấp điện, cấp nước, vận tải chuyên dùng, thương mại, du lịch, dạy nghề… phát triển mạnh, đa dạng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Kết cấu hạ tầng được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ. Hệ thống giao thơng, mạng lưới bưu chính viễn thơng, mạng lưới điện, hệ thống
thủy lợi; hệ thống cấp và thoát nước các đô thị, khu công nghiệp đều được phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu cơ bản của dân cư.
Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
Với những chủ trương đúng đắn về CNH, HĐH ở Bình Dương giai đoạn 1997 - 2009 đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng về nông nghiệp.
Trước năm 1997, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ với cơ cấu tương ứng là 41% - 31% - 28%. Năm 1997, Bình Dương được tái lập tỉnh và đi vào hoạt động mới. Ngày 11 tháng 02 năm 1997, Tỉnh ủy Bình Dương đã ra Nghị quyết về phương hướng và nhiệm vụ năm 1997. Nghị quyết đề ra mục tiêu “phấn đấu đến cuối năm 1997 có một bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ”. Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, đến hết năm 1997, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, với tỷ lệ tương ứng là 50% - 27% - 23% [79, tr.3].
Đến năm 2000, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 58% - 25,1% - 16,9%. Mặc dù không đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng nơng nghiệp cũng có sự giảm mạnh, cơng nghiệp được tăng lên trong tỷ trọng GDP.
Những thành quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997 - 2000 là cơ sở quan trọng để Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 61 - 62%, 27 - 28%, 10 - 11%. Đồng thời, đó cũng là động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Dương thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, trong đó có chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Với những chủ trương và biện pháp đúng đắn, trong 5 năm 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế của Bình Dương có sự chuyển dịch khá ổn định, các
chỉ tiêu và kế hoạch đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Đạt được kết quả này là do giai đoạn 2001 - 2005, cơng nghiệp Bình Dương ln giữ mức tăng trưởng ổn định, dịch vụ cũng tăng và vượt chỉ tiêu đề ra. Đây chính là tín hiệu chuyển dịch tích cực, là cơ sở để Đảng bộ tỉnh quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2005 là công nghiêp (63,8%) - dịch vụ (28,2%) - nông nghiệp (8%) [89, tr.6].
Những năm 2008 - 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp (62,3%) - dịch vụ (32,4%) - nông nghiệp (5,3%). Số liệu trên cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Dương là rất tích cực, đã tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiêp trong GDP [20, tr.3].
Như vậy, nhờ sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ, nên cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 1997 - 2009, có sự chuyển dịch liên tục theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Công nghiệp từ chỗ chiếm 31% năm 1997 tăng lên 62,3% năm 2009. Trong đó, nơng nghiệp từ chỗ 41% năm 1996, giảm xuống còn 5,3% năm 2009 [20, tr.33].
So với tỉnh Đồng Nai, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương có sự chuyển dịch tích cực hơn, thể hiện được tính năng động trong q trình đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH.
Những con số trên là rất thuyết phục, những thành tựu vượt bậc mà ít ai có thể nghĩ tới Bình Dương đã đạt được trong 13 năm và cũng khó có tỉnh trành nào ở nước ta có sự chuyển dịch tích cực như vậy. Qua đó cho thấy chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Bình Dương là rất sáng tạo và linh hoạt, biết khơi dậy những tiềm năng và lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Ba là, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và trong nước phát triển mạnh.
* Đầu tư trực tiếp FDI
Bước vào thời kỳ đổi mới, Bình Dương đã có những chính sách thơng thống nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội với khẩu hiệu “Trải chiếu hoa đón mời các nhà đầu tư, trải thảm đỏ để thu hút nhân tài”. Để thực hiện được khẩu hiệu trên, lãnh đạo tỉnh đã có những giải pháp tích cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào tỉnh. Trong công tác kêu gọi thu hút đầu tư, vấn đề cải tiến thủ tục hành chính là rất quan trọng, trong đó đặc biệt là cơ chế thơng thống. Do đó, Bình Dương được xem là điểm sáng trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI.
Năm 1997, tồn tỉnh Bình Dương có 50 dự án FDI được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 547,20 triệu USD. Đến hết năm 2000, Bình Dương thu hút thêm 116 dự án với tổng số vốn đăng ký 715,23 triệu USD, của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, những nước như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông là những nước dẫn đầu. Trong số dự án đầu tư này, chủ yếu là đầu tư vào công nghiệp với 96,6% số dự án và 91,1% tổng số vốn FDI [ 20, tr.59-61].
Bước vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005, do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra, Bình Dương tiếp tục thu hút mạnh các dự án FDI, với số dự án thu hút trên 100, trong đó năm 2005 đạt tới 188 dự án.
Giai đoạn 2006 - 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng thu hút FDI của tỉnh vẫn đạt dược kết quả tốt. Trong vịng 4 năm, Bình Dương vẫn thu hút được 876 dự án với tổng số vốn đăng ký là 5.698,66 triệu USD, đặc biệt là sự thu hút mạnh mẽ của các dự án với các đối tác có tiềm lực mạnh về vốn và công nghệ như Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu. Tính đến hết năm 2009, tổng số dự án FDI Bình Dương thu hút được là 2.032,
với tổng số vốn là 12.892,86 USD. Trong tổng số dự án đầu tư đó, đầu tư vào phát triển cơng nghiệp tương đương khoảng 96% [20, tr.60].
So với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tính đến hết năm 2009, Bình Dương đứng thứ 2 về số dự án (thành phố Hồ Chí Minh 2.975 dự án) và đứng thứ 3 về số vốn FDI thu hút được (sau thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai). So với cả nước, Bình Dương đứng thứ 2 về số dự án thu hút được và đứng thứ 4 về số vốn đầu tư FDI thu hút được.
Sự tăng mạnh của dự án và nguồn vốn đầu tư FDI vào Bình Dương trong những năm qua là do chính sách thơng thống, chủ động của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong đó cơng nghiệp ln là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư khiến cho nguồn vốn FDI vào lĩnh vực này ngày càng lớn và đó chính là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH ở Bình Dương giai đoạn 1997 - 2009 phát triển mạnh.
* Thu hút đầu tư trong nước.
Ngoài việc thu hút đầu tư FDI, Bình Dương cịn coi trọng thu hút vốn đầu tư trong nước nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 1997, tồn tỉnh có 845 doanh nghiệp trong nước hoạt động và có 110 dự án mới, với số vốn pháp định gần 2 tỷ đồng, ước tính số vốn đầu tư vào hoạt động khoảng 8.900 tỷ đồng. Đến năm 2000, tồn tỉnh có thêm 234 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động, trong đó cơng nghiệp vẫn là lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư [22, tr.12].
Đến năm 2005, Bình Dương có 3.459 doanh nghiệp trong nước hoạt động, với tổng số vốn đăng ký 15.733 tỷ đồng. Trong đó, đăng ký thành lập mới trong năm 2005 là 742 doanh nghiệp và 277 doanh nghiệp bổ sung vốn, vượt 39% kế hoạch đề ra [88, tr.2]
Tính đến hết năm 2009, Bình Dương có 6.543 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hoạt động trong các lĩnh vực với tổng số vốn đăng ký khoảng 41.908.435 tỷ đồng [93, tr.2].
Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế cũng như CNH, HĐH, bên cạnh thu hút đầu tư trực tiếp FDI, Đảng bộ tỉnh còn chú trọng thu hút nguồn lực trong nước cho phát triển. Đó cũng chính là guồn lực quan trọng giúp cho nền kinh tế Bình Dương ln phát triển nhanh và bền vững trong suốt 13 năm qua.
Bốn là, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, giải quyết việc làm và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
* Chuyển dịch cơ cấu lao động
Quá trình CNH, HĐH ở Bình Dương đã thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Năm 1997, lao động cơng nghiệp chiếm 21,2% tổng số lao động của tỉnh. Giai đoạn 1997 - 2000, lao động ở Bình Dương chưa có sự đột biến trong chuyển dịch cơ cấu, đó là giảm dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ [21, tr.60].
Giai đoạn 2001 - 2005, đánh dấu sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động Bình Dương tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng mạnh lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm dần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2001, lao động công nghiệp của tỉnh là 152.734 người, chiếm 37,6%, lao động nông nghiệp giảm từ 182.715 người