4 Căn cứ theo loại tiền gử
1.2. Mơ hình quản lý vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Nam.
Hiện nay hầu hết các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng đều thực hiện theo cơ chế quản lý vốn tập trung. Vietcombank vận hành mơ hình trên dưới sự hỗ trợ của cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP (Funds Transfer Pricing).
Sản phẩm cơ bản nhất của NHTM gồm có cho vay và tiền gửi, được ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng được chia thành nguồn dự trữ để phục vụ khách hàng khi nhu cầu phát sinh và nguồn để đầu tư tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Các ngân hàng với tư cách là tổ chức kiếm lợi nhuận, sẽ tập trung nguồn lực của họ vào công cụ lãi suất bởi vì đây là kênh kiếm thu nhập quan trọng nhất gắn liền với bản chất hoạt động của họ. Do đó, các ngân hàng phải tìm sự cân bằng giữa thu nhập cận biên đối với các khoản cho vay và chi phí cận biên đối với các khoản tiền gửi để đảm bảo rằng việc phục vụ khách hàng là đem lại hiệu quả về mặt kinh tế (Dermine, 2011). Cơ chế FTP ra đời dựa trên nguyên tắc căn bản này.
Cơ chế FTP vận hành thông qua trung tâm quản lý vốn đặt tại trụ sở chính của Vietcombank, trên cơ sở các đơn vị kinh doanh trong hệ thống ngân hàng sẽ thực hiện mua bán vốn với trụ sở chính thơng qua trung tâm quản lý vốn. Dưới góc độ của các trung tâm quản lý vốn, cơ quan này sẽ đứng ra mua lại tồn bộ tài sản nợ từ chi nhánh (ví dụ như các khoản chi nhánh huy động từ khách hàng) và bán vốn để qua đó chi trả cho tồn bộ tài sản có (điển hình như các khoản chi nhánh cho vay khách hàng). Việc mua bán vốn này hình thành nên cơ sở chi phí và doanh thu của chi nhánh, từ đó thu nhập sẽ được xác định thơng qua chênh lệch mua bán với trụ sở chính. Trong quá trình này, những vấn đề về thanh khoản, tỷ giá hay lãi suất sẽ được chuyển tồn bộ về trụ sở chính ngân hàng cho việc quản lý tập trung. Quy trình của cơ chế FTP trong ngân hàng dưới góc độ trụ sở chính được mơ tả tại sơ đồ.
Để vận hành theo cơ chế FTP, trụ sở chính của Vietcombank định kỳ sẽ chịu trách nhiệm xác định và thông báo giá mua bán vốn tới tất cả các đơn vị kinh doanh trong hệ thống. Sau khi nhận được thông báo, căn cứ trên kế hoạch được giao và năng lực triển khai hiện tại, kết hợp với bảng giá mua bán vốn thì các đơn vị kinh doanh sẽ đưa ra chiến lược thực hiện tại đơn vị mình. Mỗi thời kỳ mức giá mua bán sẽ được xây dựng căn cứ vào diễn biến tình hình thị trường, căn cứ vào từng sản phẩm hướng đến từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề kinh doanh hay từng loại kỳ hạn, đồng tiền tạo lập nguồn hay sử dụng vốn để điều chỉnh cho phù hợp.
Danh sách các khoản mục tài sản, công nợ áp dụng FTP trong hệ thống Vietcombank:
Tài sản Nợ phải trả
Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước Các khoản nợ chính phủ và NHNN Tiền gửi và cho vay các TCTD khác Tiền gửi và vay các TCTD khác Chứng khoán kinh doanh – chứng khoán nợ Tiền gửi khách hàng
Cho vay khách hàng Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro
Dự phịng rủi ro cho vay khách hàng
Chứng khoán đầu tư – Chứng khoán nợ
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại.