Công tác huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank Ninh Bình thơng qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh ninh bình (Trang 60 - 63)

- Lập dự toán kinh phí chi tiêu và thanh quyết tốn chi phí chi tiêu hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tham gia triển khai việc mua sắm tài sản, công cụ lao động, cải tạo, sửa chữa, bảo

T Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm

2.2.1. Công tác huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank Ninh Bình thơng qua các chỉ tiêu tài chính

thơng qua các chỉ tiêu tài chính

Quy mơ nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình; quy mơ cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng. Nhìn chung, trong 3 năm qua quy mơ nguồn vốn huy động của Vietcombank CN Ninh Bình tăng trưởng khá đều, tuy trong năm 2018 có giảm khoảng 39% nhưng chi nhánh đã cố gắng khắc phục trong năm 2019, đưa con số thành tăng trưởng dương. Với uy tín và thương hiệu của Vietcombank trên thị trường là một uy thế để huy động vốn so với các nhân hàng có quy mơ nhỏ. Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng về thị phần khách hàng ngày càng gay gắt, mức lãi suất thường khơng có sự chênh lệch nhiều, chính vì thế khách hàng thường tin tưởng lựa chọn những ngân hàng có quy mơ lớn để đảm bảo an tồn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tuy Vietcombank mới gia nhập thị trường 7 năm nhưng đã tạo được niềm tin, chỗ đứng vững chắc trong lịng khách hàng, chính vì thế quy mơ huy động vốn tiền gửi ngày càng được mở rộng và phát triển.

 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn: + Năm 2017 – 2018:

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn = x 100 = 110,01% + Năm 2018 – 2019:

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn = x 100 = 109,38%

Qua đây ta thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ 2017 – 2019 đều > 100%, cho thấy vốn của ngân hàng tăng dần đều qua các năm. Tuy tốc độ tăng của năm 2019 thấp hơn một chút so với năm 2018 nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 0,63%.

Cơ cấu nguồn vốn huy động

Qua bảng 2.2 trên bảng cân đối kế toán, trong cơ cấu nguồn vốn huy động có thể thấy nguồn tiền gửi từ khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 60% trên tổng nguồn vốn trong khoảng thời gian từ 2017 – 2018, nhưng sụt giảm khá nghiêm trọng trong năm 2019 khi chỉ chiếm giữ gần 40%. Đây là một cảnh báo nguy hiểm đối với chi nhánh khi nguồn huy động chủ yếu đang có diễn biến xấu, nhường chỗ vào đó là sự gia tăng của các khoản nợ trong cơ cấu nguồn vốn năm 2019. Nguyên nhân là từ việc tất toán nguồn tiền gửi của một số khách hàng tổ chức lớn, nhưng Vietcombank chi nhánh Ninh Bình đang hết sức nỗ lực tìm kiếm khách hàng để bù đắp lại những tổn thất.

Thơng qua bảng 2.4 về tình hình huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank chi nhánh Ninh Bình trong gia đoạn từ 2017 – 2019 ta có thể thấy rõ ràng tỷ trọng của từng nguồn vốn huy động.

Thứ nhất là theo đối tượng HĐV, nguồn huy động từ cá nhân có xu hướng tăng dần qua các năm, tính đến năm 2019 thì tỷ lệ HĐV từ cá nhân đã tăng lên 52,54%, cao hơn so với nguồn HĐV từ tổ chức.

Thứ hai là theo kỳ hạn HĐV, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm ưu thế hơn hẳn so với nguồn tiền gửi không kỳ hạn, khoảng cách chênh lệch khá rõ rệt,

tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm trên 70% trên tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 30% còn lại. Điều này phù hợp với nhu cầu của khách hàng, khi khách có nguồn tiền nhàn rỗi, chọn hình thức đầu tư an tồn đó là gửi tại ngân hàng thì việc lựa chọn loại tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất cao hơn so với gửi khơng kỳ hạn là hợp lý và có lợi có khách hàng.

Thứ ba là huy động theo loại tiền gửi, nguồn tiền việt nam đồng vẫn là chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu NVHĐ, do chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối nên việc sử dụng ngoại tệ cũng bị hạn chế hơn trên lãnh thổ trong nước, đồng thời với việc gửi ngoại tệ sẽ khơng có lãi suất hoặc lãi suất rất thấp khiến cho khách hàng cũng không phát sinh nhu cầu lớn về việc gửi ngoại tệ tại ngân hàng.

Chi phí huy động vốn

Bảng 2.6: Chi phí huy động vốn của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Ninh Bình trong giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Lãi trả cho HĐV 76. 4 98.4 92. 2 98 60.3 94.6 15.8 20.7 (31.9) (34.6) Chi phí HĐV khác 1.2 1.6 1.9 2 1.7 5.4 0.7 58.3 (0.2) (10.5) Tổng chi phí HĐV 77. 6 100 94. 1 100 62 100 16.5 21.3 (32.1) (34.1)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Ninh Bình 2017 - 2019)

Qua bảng 2.6 ta thấy được chi phí huy động vốn tăng khoảng 21.3% trong giai đoạn 2017 đến 2018, nhưng sụt giảm khá mạnh ở năm 2019 (34.1%). Điều này phù hợp với thực tế tại chi nhánh khi nguồn huy động vốn năm 2019 bị giảm so với các năm trước. Chi phí trả lãi cho huy động vốn ở

mức thấp nhưng vẫn huy động được lượng vốn nhất định, chứng tỏ nguồn vốn không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất và cơng tác huy động vốn có hiệu quả vì thực tế lãi suất tiền gửi của Vietcombank khá thấp trên mặt bằng chung với các ngân hàng khác trên toàn địa bàn. Đồng thời, các chi phí khác dành cho huy động vốn phải bỏ ra khá thấp, chỉ chiếm một phần nhỏ, < 2% trong tổng chi phí huy động vốn. Chính vì thế có thể thấy rằng cơng tác huy động vốn tại Vietcombank Ninh Bình khá hiệu quả, đạt được những mục tiêu nhất định, đóng góp cho lợi ích chung của tồn chi nhánh.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh ninh bình (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w