8. Kết cấu khóa luận
3.3. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC tại UBND
3.3.3. Đối với cán bộ, công chức
Một là, cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ CBCC từ đó có thái độ học tập, nâng cao trình độ năng lực một cách đầy đủ, phù hợp, tự hoàn thiện bản thân.
Hai là, ngoài ra, cần tự học tập, tự rèn luyện, có tác phong nhanh nhẹn, khoa học trong thực hiện các nhiệm vụ nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Tiểu kết Chƣơng 3
Sau khi phân tích, đánh giá cụ thể tình hình thực hiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Thuận Châu, thấy được những ưu điểm và tồn tại trong công tác này, từ đó đưa ra mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC ; đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện. Bên cạnh đó đề xuất khuyến nghị về phía UBND tỉnh Sơn La và UBND huyện Thuận Châu.
KẾT LUẬN
Đất nước chúng ta đang từng ngày đổi mới, chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tiếp xúc với nền kinh tế tri thức hiện đại. Vì vậy, những người công chức cần phải dốc hết sức lực, tinh thần và trí tuệ, không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Đảng, Nhà nước ta nói chung và UBND huyện Thuận Châu nói riêng trong nhiều năm qua đã đưa ra những chủ trương, chính sách rất thiết thực nhằm đầu tư cho hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của huyện.
So với đảm bảo chất lượng tuyển dụng đầu vào thì công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tồn tại của bất cứ cơ quan hay tổ chức nào. Đảm bảo thực hiện tốt công tác này sẽ đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn CBCC có trình độ cao. Đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền UBND huyện phải quan tâm, thực hiện những giải pháp đồng bộ, thực tế từ việc đầu tư kinh phí cho đào tạo, xác định chính xác những vị trí cần đào tạo cho đến chính sách khuyến khích CBCC tự học hỏi nâng cao trình độ cũng như tổ chức kiểm tra, đánh giá để công tác này được tiến hành khoa học và đạt hiệu quả cao.
Nội dung đổi mới của đề tài phù hợp với xu hướng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, cơ quan hành chính nhà nước theo quan điểm của Đảng về đổi mới toàn diện kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận khoa học, bám sát thực trạng, đề xuất giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách của trung ương về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ CBCC đang tiếp tục được ban hành, hoàn thiện, tạo điều kiện hết sức thuận lợi để những mục tiêu của đề án được hiện thực hóa, đi vào
cuộc sống một cách hiệu quả…
Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, công tác cán bộ, chế độ công vụ, công chức; xây dựng, củng cố hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nâng cao chất lượng CBCC là vô cùng cấp thiết./.
DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Cán bộ, công chức 22/2008/QH12; sửa đổi bổ sung theo luật số 52/2019/QH14;
2. Luật số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền địa phương;
3. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030;
4. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức;
5. Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
6. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
7. Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng CBCC, viên chức;
8. Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025;
9. Lê Văn Bùi (2004), nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh;
10. TS. Ngô Thanh Can (2008) Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC, tạp chí tổ chức Nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước;
11. PGS Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
12. Nguyễn Kim Diện (2006), Luận văn Thạc sĩ, Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương;
13. TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, NXB Chính trị quốc gia;
14. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011,t.5, tr.313. 15. Hoàng Phê (2012), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng;
16. Hà Thị Thanh Thủy (2011), Hoạch định nguồn nhân lực và phân tích công việc, Nxb Hà Nội, Hà Nội;
17. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tổ chức lao động khoa học, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Thuận Châu
Chủ tịch Quàng Văn Dũng
Phó Chủ tịch Đinh Mạnh Hùng
Phó Chủ tịch
Nguyễn Xuân Hoàng
Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Thặng Phòng Nội vụ Phòng tư pháp Văn phòng Phòng thanh tra Phòng LĐTB XH Phòng kinh tế hạ tầng Phòng GD& ĐT Phòng tài chính kế hoạch Phòng tài nguyên môi tường Phòn g văn hóa thông tin Phòng dân tộc Phòng NN& PTNT