8. Kết cấu khóa luận
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC tạ
3.2.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng độ
đội ngũ CBCC hành chính
Để xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước có cơ cấu đồng bộ, có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo CBCC hành chính là một trong những giải pháp quan trọng. Công này cần phải thực hiện thường xuyên và có trọng tâm trọng điểm với những nội dung phù hợp có thể ứng dụng vào thực tiễn công việc.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cần phải chú trọng đổi mới về hình thức đào tạo đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chắc động như hiện nay các hình thức đào tạo cũng cần phải thay đổi cho phù hợp để CBCC được tiếp
thu kiến thức kinh nghiệm cần có. Ngoài ra, cần phải đổi mới cả về nội dung đào tạo đáp ứng các yêu cầu của công việc.
UBND huyện Thuận Châu cũng cần phải nghiên cứu đánh giá xác định nhu cầu cần thiết để đào tạo cho phù hợp có thể cử CBCC tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc các lớp đào tạo từ xa để CBCC có thể để học tập nâng cao trình độ năng lực của mình.
Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ là việc bổ sung, cập nhật kiến thức trong lĩnh vực nhất định mà còn để nhằm nâng cao trình độ nhận thức, tạo cho CBCC có những tư duy, những góc nhìn mới về công việc, học thêm được kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức. Ngoài ra để công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC lực quả thì việc xây dựng kế hoạch đào tạo cũng cần phải thực hiện một cách nghiêm túc trong kế hoạch cần phải xác định rõ thời gian địa điểm nội dung và các các nội dung khác nội dung của của chương trình đào tạo phải phù hợp với thực tiễn và đáp ứng các yêu cầu của công việc phục vụ công việc
UBND huyện cần đầu tư tìm kiếm nhân tài, bổ sung kịp thời nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao, có năng lực, sáng tạo, nhiệt huyết cho các đơn vị đang thiếu chuyên viên giỏi.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo đối với CBCC hành chính theo hướng chủ động đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, cụ thể:
- Để đem lại hiệu quả thiết thực cần bổ sung về mặt kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống công vụ, soạn thảo văn bản hành chính, ứng dụng tin học văn phòng, biết giao tiếp cơ bản, hiểu biết về phong tục tập quán của người dân tộc ở địa phương là dân tộc Thái và dân tộc Mông.
- Tăng cường hơn nữa đào tạo trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC hành chính, nhất là đối với các đối tượng nằm trong quy hoạch vị trí cấp Phó, Trưởng các cơ quan. Do vậy, cần đề nghị cấp có thẩm quyền tăng
chỉ tiêu đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị cho huyện Thuận Châu. - Tăng cường công tác giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ CBCC hành chính nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức công chức trong thực thi công vụ. Công tác giáo dục đạo đức công vụ không chỉ tạo điều kiện cho CBCC mở mang góc nhìn, cải thiện nhận thức về các vấn đề đạo đức mà còn cần chú trọng hơn vào việc xây dựng các hệ thống kỹ năng cần thiết giúp họ xử lý tình huống trong các trường hợp phức tạp khi dân vận, tiếp xúc với nhân dân, đến cái lý - cái tình trong hoạt động công vụ. Do vậy, cần đưa nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Giáo dục đạo đức công vụ còn được trực tiếp thực hiện thông qua qua nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, đã có những chế tài xử lý nghiêm với các trường hợp CBCC vi phạm. Việc xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm của CBCC có ý nghĩa to lớn trong việc răn đe, giáo dục về mặt tư tưởng cho đội ngũ CBCC, củng cố niềm tin của nhân dân với Nhà nước.
Tiếp tục thực hiện luân chuyển, điều động công chức hành chính cấp huyện để hạn chế tư tưởng cục bộ, tình trạng khép kín trong công tác tổ chức cán bộ. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cán bộ về đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở theo chủ trương chung.