8. Kết cấu khóa luận
1.5. Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ
CBCC tại UBND huyện Thuận Châu
1.5.1. Chế độ, chính sách đối với CBCC
Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCC là hệ thống các quy định do nhà nước, địa phương đặt ra để tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Chế độ, chính sách đối bao gồm: Các quy định về ưu tiên tuyển dụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào đội ngũ công chức, các quy định nhằm tạo điều kiện để CBCC có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, điều kiện bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi, từng bước hiện đại hóa công sở, nhà công vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở, phương tiện để thi hành công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất khi công chức gặp rủi ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế....
Chế độ, chính sách đối với CBCC là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nâng cao chất lượng CBCC. Chế độ, chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách hợp lý có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo củaCBCC. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng CBCC phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách. Trong đó tiền lương là một yếu tố quan trọng bậc nhất của quyền lợi CBCC . Đối với CBCC tiền lương là sự bảo đảm về phương diện vật chất để thực thi công vụ, đồng thời cũng là sự đãi ngộ đối với họ và là yếu tố ràng buộc chặt chẽ họ với thực thi công vụ.
1.5.2. Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc bao gồm điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quản lý ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sức khỏe của CBCC trong quá trình làm việc. Điều kiện làm việc cần được đảm bảo và chỉ khi điều kiện làm
việc được đảm bảo, sức khỏe và chất lượng công việc của CBCC sẽ được tăng lên, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy, điều kiện làm việc có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước.
1.5.3. Khen thưởng, kỷ luật
Về khen thưởng: Trong các cơ quan hành chính, thành công của người lãnh đạo quản lý chủ yếu là do hiệu suất và hiệu quả thực thi công vụ của từng CBCC. Tuy nhiên với đặc điểm là hoạt động bằng ngân sách nhà nước, ràng buộc chặt chẽ về cấp bậc và chế độ chức nghiệp gần như trọn đời nên đây là một môi trường dễ nảy sinh sự trì trệ, thiếu sáng tạo trong đội ngũ CBCC. Chính vì thế công tác thi đua, khen thưởng là công cụ trực tiếp tác động đến động lực làm việc của đội ngũ CBCC trong nền công vụ.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chương 1, hệ thống cơ sở lý luận chung về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đã trình bày: các khái niệm cơ bản và vai trò của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng; nội dung của hoạt động nâng cao chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng. Chương 1 là tiền đề để phân tích về thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CBCC TẠI UBND HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA 2.1. Tổng quan về UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Huyện Thuận Châu là huyện miền núi có diện tích tự nhiên rộng, địa hình bị chia cắt do nhiều sông suối, đất đai có độ dốc lớn, dân cư sống thưa, chủ yếu tập trung ở trung tâm huyện, cụm xã, và trung tâm xã là chính; giao thông đi lại còn nhiều khó khăn; dân số đông, với 173.686 nhân khẩu, 35.898 hộ; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa phát triển; trình độ dân trí thấp, không đồng đều. Huyện có diện tích 155.336 ha nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La. UBND Thuận Châu có 12 cơ quan chuyên môn, 29 xã, thị trấn.
UBND huyện Thuận Châu là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, thực hiện các chức năng được giao về quản lý nhà nước cấp huyện. Là cơ quan tổ chức, chỉ đạo và thực thi hành pháp và pháp luật đồng thời thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế,chính trị, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện theo hiến pháp và pháp luật.
UBND huyện Thuận Châu còn trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý UBND các xã ( thị trấn) trên địa bàn toàn huyện.
UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
“Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật
Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện” [2].
UBND huyện Thuận Châu bao gồm 12 phòng ban chuyên môn tham mưu giúp việc, được cụ thể hóa bởi sơ đồ sau: [ Phụ lục 01; Tr.63]
Hiện nay, tính đến 12/2021 tổng biên chế CBCC của UBND huyện có 79 CBCC, cụ thể:
Bảng 2.1. Thống kê CBCC 12 phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị tính: Người)
TT Năm Tổng
số
Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị
Tin học Ngoại ngữ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Cao cấp Cử nhân Trung cấp Sơ cấp 1 2019 75 11 58 1 4 15 4 14 5 70 69 2 2020 74 16 55 2 0 19 1 14 1 63 70 3 2021 79 20 57 2 0 16 4 21 1 74 77
(Nguồn: Phòng Nội vụ Thuận Châu)
Tính đến hết 12/2021 tổng số CBCC của UBND huyện Thuận Châu có 79 CBCC, công tác tại 12 phòng chuyên môn. Trong đó: Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ là 20 người, Đại học là 57 người; về trình độ lý luận: Cử nhân, cao cấp lý luận chính trị là 20 người, Trung cấp là 21 người; Quản lý nhà nước: Chuyên
viên chính: 24 người, chuyên viên 55 người; tin học và Tiếng anh đảm bảo theo quy định 79 người.Lãnh đạo UBND huyện gồm 1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch.
2.2. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Châu, tỉnh Sơn La
2.2.1. Cơ cấu về độ tuổi và giới tính
2.2.1.1. Cơ cấu độ tuổi
Bảng 2.2. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu giai đoạn 2019-2021
Độ tuổi
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Dưới 31 tuổi 11 14.7 17 23.0 8 10.1 Từ 31 đến 40 tuổi 35 46.7 33 44.5 46 58.3 Từ 41 đến 50 tuổi 16 21.3 17 23.0 17 21.5 Trên 50 tuổi 13 17.3 7 9.5 8 10.1 Tổng 75 100 74 100 79 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ Thuận Châu)
Qua bảng 2.2 cho thấy được tổng số CBCC giai đoạn 2019 – 2021 có sự thay đổi.
Cơ cấu độ tuổi giai đoạn 2019-2021 có thể thấy tỷ lệ công chức dưới 31 tuổi có sự biến động. Tỷ lệ CBCC trong độ tuổi từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số CBCC tại UBND huyện Thuận Châu, tăng từ 35 người (năm 2019) lên 46 người (năm 2021), tăng 31,42%. Số lượng CBCC dưới 31 tuổi có sự giảm mạnh từ 23% (năm 2020) xuống 10,1% (năm 2021). Số lượng CBCC tuổi từ 41 đến 50 có ít sự thay đổi trong thời gian gần đây (2019 – 2021).
người (năm 2021) bởi một số CBCC ở độ tuổi này xin nghỉ hưu sớm, phần vì lý do sức khỏe, một phần được luân chuyển công tác, trong diện tinh giảm biên chế. Tỷ lệ công chức các phòng chuyên môn của UBND huyện Thuận Châu chủ yếu là CBCC trẻ, tiềm năng.
2.2.1.2. Cơ cấu giới tính
Bảng 2.3. Cơ cấu giới tính của đội ngũ CBCC hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu giai đoạn 2019-2021
Giới tính
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Nam 51 68 61 72.6 61 68.5 Nữ 24 32 23 27.4 28 31.5 Tổng 75 100 84 100 89 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ Thuận Châu)
Nhìn chung, trong giai đoạn 2020-2021, cơ cấu giới tính của CBCC không biến động nhiều, tuy nhiên giai đoạn 2019-2020 lại có sự thay đổi lớn, số CBCC giới tính nam tăng từ 51 lên 61 (tăng 19,6%). Tỷ lệ CBCC nam nhiều hơn tỷ lệ CBCC nữ một cách rõ rệt, thường giao động từ 2 đến 2,5 lần.
Có thể thấy, cơ cấu theo giới tính của đội ngũ CBCC thuộc UBND huyện Thuận Châu đang có sự không đồng đều, đặc biệt là CBCC nam có tỷ lệ lớn hơn, điều này cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBCC có những điều kiện thuận lợi hơn do đặc điểm của CBCC là lao động nam sẽ có những ưu điểm như sự ổn định về gia đình, các mối quan hệ. Tuy nhiên CBCC là nữ thấp cũng đòi hỏi UBND huyện cũng cần có những giải pháp để nâng cao năng lực cho đội ngũ này, đồng thời có các phương án tuyển dụng CBCC là nữ vào hoạt động trong tổ chức hợp lý hơn.
2.2.2. Trình độ đội ngũ công chức
2.2.2.1. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu giai đoạn 2019-2021
Trình độ
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 11 14.9 16 21.6 20 25.3 Đại học 58 78.3 55 74.3 57 72.2 Cao đẳng 1 1.4 2 2.7 2 2.5 Trung cấp 4 5.4 0 0.0 0 0.0 Sơ cấp 0 0.0 1 1.4 0 0.0 Tổng 74 100 74 100 79 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ Thuận Châu)
Giai đoạn 2019-2021, trình độ của đội ngũ CBCC thuộc các phòng chuyên môn của UBND huyện Thuận Châu liên tục thay đổi và tăng lên qua từng năm. Số lượng CBCC có trình độ đại học chiếm tỉ lệ rất lớn trên tổng số CBCC tại UBND huyện Thuận Châu. Tỷ lệ tuy có giảm từ 78,4% (năm 2019) xuống 74,3% (năm 2020) tuy nhiên đã tăng trở lại lên 72,2% (năm 2021).
Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là CBCC có trình độ thạc sĩ. Tỷ lệ CBCC có trình độ thạc sĩ liên tục tăng trong 3 năm từ 14,9% (năm 2019) lên đến 25,3% (năm 2021).
Số liệu trên cho thấy trình độ của CBCC thuộc các phòng chuyên môn của UBND huyện ngày càng được nâng lên, 100% số CBCC có trình độ đại học và trên đại học. Đây cũng là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển huyện Thuận Châu.
Có thể thấy trình độ của CBCC thuộc UBND huyện Thuận Châu trong giai đoạn 2019-2021 đã có những thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên trong bối cảnh như hiện nay đòi hỏi CBCC không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ năng lực để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc thực tế cho thấy tại UBND huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn la vẫn có CBCC còn thực hiện công tác trái với chuyên ngành chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được các yêu cầu của công việc còn thiếu về kỹ năng kinh nghiệm dẫn đến việc thực hiện công việc còn những khó khăn nhất định. Đến năm 2021 vẫn còn hai công chức giữ trình độ cao đẳng chính vì vậy việc nâng cao chất lượng cho CBCC trên địa bàn huyện Thuận Châu là thực sự quan trọng và cần thiết.
2.2.2.2. Về trình độ lý luận chính trị
Bảng 2.5. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu giai đoạn 2019-2021
Trình độ
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Cử nhân/ Cao cấp 19 50.0 20 57.1 20 47.6 Trung cấp 14 36.8 14 40.0 21 50.0 Sơ cấp 5 13.2 1 2.9 1 2.4
Chưa qua đào tạo 0 0.0 0 0.0 0 0.0
Tổng 38 100 35 100 42 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ Thuận Châu)
Tỷ lệ CBCC có trình độ lý luận chính trị cử nhân/cao cấp chủ yếu trong tổng số CBCC tại UBND huyện Thuận Châu, tuy tỷ trọng năm 2021 có giảm 10% nhưng số lượng vẫn giữ nguyên là 20 người.
Trình độ lý luận chính trị trung cấp cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số CBCC, tỷ lệ này có tăng vào giai đoạn 2020 – 2021 từ 40% lên 50%.
Tỷ lệ CBCC có trình độ sơ cấp giảm qua từng năm và chiếm tỷ lệ thấp nhất. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy công tác bồi dưỡng lý luận chính trị đã được UBND huyện quan tâm thực hiện nâng cao trình độ về mặt lý luận cho CBCC.
Số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị cao chiếm phần lớn, cho thấy UBND huyện Thuận Châu đã làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC đồng thời tổ chức quy hoạch, phát triển nguồn lực CBCC.
2.2.2.3. Về trình độ quản lý nhà nước
Bảng 2.6. Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu giai đoạn 2019-2021
Trình độ
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Cử nhân 0 0.0 0 0.0 0 0.0
Chuyên viên cao cấp 1 1.5 0 0.0 0 0.0
Chuyên viên chính 15 22.4 19 28.4 21 29.2
Chuyên viên 51 76.1 48 71.6 51 70.8
Tổng 67 100 67 100 72 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ Thuận Châu)
Giai đoạn từ 2019-2021, tỷ lệ CBCC được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số CBCC các phòng chuyên môn UBND huyện Thuận Châu.
Chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 là CBCC có trình độ chuyên viên chính. Cụ thể tăng từ 22,4% ( năm 2019) lên đến 29,2% ( năm 2021).
Tỷ lệ CBCC có trình độ cử nhân được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm vị trí thứ 3, cụ thể là chiếm tỷ lệ 1,5% vào (năm 2019) nhưng đã giảm còn 0% vào (năm 2021).
2.2.2.4. Về trình độ tin học, ngoại ngữ
Bảng 2.7. Trình độ tin học của đội ngũ CBCC hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu giai đoạn 2019-2021
Trình độ
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Kỹ sư 1 1.4 0 0.0 0 0.0 Cao đẳng 3 4.3 3 4.8 4 5.4 Chứng chỉ A,B,C 66 94.3 60 95.2 70 94.6 Không có chứng chỉ 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Tổng 70 100 63 100 74 100
Bảng 2.7 cho thấy 100% các CBCC đã được đào tạo về tin học, trong đó hơn 90% CBCC có chứng chỉ tin học văn phòng. Tuy nhiên, trình độ tin học của CBCC tại UBND huyện hiện nay vẫn còn mang nặng tính bằng cấp, chưa phát huy thực sự hiệu quả và áp dụng triệt để vào thực tế công việc.
Bảng 2.8. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBCC hành chính các cơ quan