Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại ubnd huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 47 - 50)

8. Kết cấu khóa luận

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Một là, trình độ năng lực của một số CBCC còn hạn chế, đặc biệt là thiếu các kỹ năng kinh nghiệm để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc nhất là trong bối cảnh ảnh có nhiều sự thay đổi như hiện nay.

Hai là, số CBCC chức là nữ giữ các vị trí chủ chốt của các cơ quan còn ít điều đó cho thấy rằng trình độ năng lực của CBCC là nữ còn chưa cao đặt ra vấn đề đối với UBND huyện Thuận Châu cần phải có những giải pháp để nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho đội ngũ CBCC nói chung và CBCC nữ nói riêng.

Ba là, công tác đánh giá xếp loại chất lượng CBCC hàng năm đã được thực hiện, tuy nhiên còn chưa đầy đủ chính xác việc đánh giá vẫn còn mang tính hình thức kết quả chưa sát với thực tiễn.

Bốn là, công tác xác định nhu cầu đào tạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC hàng năm đã được thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả cao

bởi thực tiễn cho thấy các nội dung đào tạo chưa được linh hoạt, giảng viên đứng lớp đào tạo đôi khi kết quả năng lực còn hạn chế.

Năm là, công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ CBCC hành chính phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu đã được quan tâm, tuy nhiên, một số cơ quan do thiếu nguồn CBCC có trình độ, năng lực nên vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa đội ngũ CBCC lâu năm có kinh nghiệm với đội ngũ CBCC trẻ kinh nghiệm còn hạn chế.

Sáu là, còn một bộ phận CBCC hành chính sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm kém, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hách dịch sách nhiễu nhân dân. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận CBCC vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân, phần nào cho thấy kết quả thực hiện các quy định về đạo đức công vụ ở một số lĩnh vực và của một số CBCC còn chưa nghiêm, chưa đảm bảo các quy định của Nhà nước về đạo đức công vụ.

Bảy là, công tác nhận xét, đánh giá CBCC chưa đi và thực chất, còn mang tính hình thức; công tác cải cách hành chính chưa tạo được chuyển biến tích cực. Đội ngũ CBCC tuy đã được quan tâm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ tuy nhiên chất lượng sau khi đào tạo chưa có nhiều sự thay đổi tích cực.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân khách quan

Một là, tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Thuận Châu còn thấp so với các địa phương khác chính vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đặc biệt trong việc nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ CBCC trong tình hình mới.

Hai là, hệ thống văn bản quản lý vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là các văn bản về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đã được xây dựng nhưng còn chưa sát với thực tiễn dẫn đến khó khăn trong thực hiện.

Ba là, các chính sách chế độ đãi ngộ còn thấp chưa khuyến khích tạo động lực cho CBCC làm việc một cách hiệu quả, đồng thời học tập nâng cao trình độ năng lực góp phần nâng cao chất lượng CBCC trên địa bàn huyện.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, mặc dù đã có sự quan tâm tạo điều kiện từ phía UBND tỉnh và các cơ quan cấp trên tuy nhiên việc xây dựng và ban hành các chính sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trên địa bàn vẫn còn hạn chế chưa được cụ thể rõ ràng dẫn đến việc thực hiện việc nâng cao chất lượng trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định.

Hai là, nhận thức của một bộ phận CBCC về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC còn hạn chế chính vì vậy mà ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng.

Ba là, công tác đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC hàng năm chưa thực sự chính xác khách quan công bằng chính vì vậy chưa có căn cứ cụ thể rõ ràng để nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC trên địa bàn huyện.

Bốn là, như tình trạng chung của tỉnh, khả năng thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại huyện còn hạn chế, thiếu hụt CBCC chất lượng cao, chuyên gia, khoa học kỹ thuật hầu như không có.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong chương 2, đã tập trung đánh giá thực trạng của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Cùng đó đưa ra những đặc điểm tình hình đội ngũ CBCC tại UBND huyện, phân tích nội dung của những hoạt động nâng cao chất lượng và đưa ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được tại UBND huyện Thuận Châu. Từ những nhìn nhận về ưu điểm và tồn tại hạn chế phân tích được nguyên nhân để đề xuất một số giải pháp ở chương III.

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CBCC TẠI UBND

HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại ubnd huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)