Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại ubnd huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 59 - 62)

8. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC tạ

3.2.6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng

lãng phí đối với cán bộ, công chức hành chính, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý

Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống tham nhũng, coi tham nhũng là giặc "nội xâm", hành vi vụ lợi cá nhân, tham nhũng là "Lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của dân". Hiện nay, công tác phòng, chống tham nhũng đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước, đồng thời góp phần củng cố tổ chức đảng, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, Đảng viên.

Để ngăn chặn tích cực, có hiệu quả tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong một bộ phận CBCC hành chính, cần thực hiện một cách kiên quyết và đồng bộ loạt giải pháp như: hoàn thiện hệ thống pháp luật để không tạo kẽ hở cho CBCC lợi dụng tiêu cực, tham nhũng; có chế tài xử phạt nghiêm minh để CBCC không có tư tưởng tham nhũng; tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao đạo đức công chức để họ biết từ chối, phòng tránh các hiện tượng tiêu cực và có chế độ đãi ngộ xứng đáng để họ không cần phải tiêu cực, tham nhũng, đánh mất danh dự, sự nghiệp của mình.

Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải nghiêm túc quán triệt và thực hiện nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân Luật Phòng, chống tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; minh bạch tài sản, thu nhập. Qua đó phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong việc phòng, chống tham nhũng. Từ đó, xử lý nghiêm minh, kịp thời, công khai những CBCC có hành vi tham nhũng, không phân biệt chức vụ, địa vị xã hội

còn đương chức hay đã nghỉ việc.

Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, thu gọn đầu mối giải quyết thủ tục hành chính với nhân dân và tổ chức có liên quan. Đề cao trách nhiệm, xử lý người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có hành vi tham nhũng lãng phí; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa các phòng, ban, đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, tập trung giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân trên địa bàn huyện, trọng tâm là lĩnh vực đất đai; hoàn thiện đề án hiện đại hóa một cửa liên thông hiện đại với UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong năm 2021; kiện toàn đội ngũ CBCC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả từ huyện đến cơ sở; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC từ huyện đến cơ sở về cải cách hành chính.

Tài sản công phải được đảm bảo quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tiết kiệm. Các hoạt động mua sắm, sửa chữa tài sản, hóa giá, thanh lý trong các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện nghiêm túc đúng quy định, bảo đảm việc mua sắm, đấu giá tài sản nhà nước công khai minh bạch. Khắc phục tiêu cực trong mua sắm công. Nâng cao ý thức, thực hiện tốt việc tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng xăng xe, điện thoại, điện, nước..

Thực hiện tốt việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân đúng thẩm quyền, đúng pháp luật và thời gian quy định. Kiên quyết xử lý những đơn vị, cá nhân cố tình để kéo dài hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết, vi phạm thời gian giải quyết đơn, thư. Đánh giá năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan qua việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực trọng điểm, những nơi thường dễ xảy ra vi phạm.

3.2.7. Hoàn thiện đề án vị trí việc làm cơ cấu ngạch công chức các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện Thuận Châu đảm bảo chi tiết, rõ ràng trách nhiệm của từng vị trí

Như chúng ta đã biết, bản chất của việc xác định đề án vị trí việc làm là quá trình xem xét, rà soát trong một cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu người để hoàn thành các đầu mục công việc, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và đặc thù công việc của cơ quan, đơn vị. Xác định vị trí việc làm và cơ cấu được xác định là nhiệm vụ bắt buộc đối với các bộ, ngành, địa phương để thực hiện tuyển dụng sao cho thực sự hiệu quả, tuyển đúng và đủ. Việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức là nhằm phát hiện những chồng chéo về mặt chức năng, nhiệm vụ của các vị trí, các cơ quan, tổ chức, từ kết quả đó phục vụ hiệu quả cho các hoạt động (tuyển dụng, bố trí sử dụng, quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng công chức và cải cách tiền lương hiệu quả)

Qua nghiên cứu kết quả xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của UBND huyện Thuận Châu, cho thấy một số cơ quan đã xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức tương đối rõ ràng, đầy đủ và phù hợp; tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ quan việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức việc mô tả còn chung chung, chưa đầy đủ và còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các vị trí việc làm, không xác định cụ thể số lượng người làm việc cần để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Để việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của UBND tỉnh Sơn La được rõ ràng, đầy đủ có tính khả thi cao, từ đó giúp cho CBCC phát huy được năng lực, sở trường của bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ công chức của UBND huyện Thuận Châu; giúp lãnh đạo UBND huyện Thuận Châu, Thủ trưởng các cơ quan thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đội ngũ

CBCC, tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc nhờ đó khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực như hiện nay. Đề án cần sử dụng phương pháp khoa học phân tích tổ chức, phân tích công việc, đo lường thời gian làm việc của công chức để xây dựng biên chế, cơ cấu công chức cho các cơ quan hành chính của huyện. Đây là phương pháp vừa áp dụng kinh nghiệm thực tế, vừa có cơ sở khách quan và khoa học để kết luận về biên chế và cơ cấu công chức trong một cơ quan, đơn vị..

Hoàn thiện đề án vị trí việc làm cơ cấu ngạch công chức của cơ quan hành chính thuộc UBND huyện Thuận Châu sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng CBCC thông qua sản phẩm của phân tích công việc. Các nội dung của công việc được mô tả một cách chính xác rõ ràng chức năng nhiệm vụ yêu cầu đối với cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ từ đó đó có các biện pháp áp đảo tạo bồi dưỡng tuyển dụng công chức trực đáp ứng yêu cầu công việc đề ra nâng cao chất lượng công chức.

Công việc này đòi hỏi tinh thần, ý thức trách nhiệm và nỗ lực to lớn của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thuận Châu và sự tham mưu tích cực của phòng Nội vụ huyện Thuận Châu với vai trò người trực tiếp thực hiện đề án. Việc quy hoạch đề án vị trí việc làm sẽ mang lại những hiệu quả trong việc nâng cao chất CBCC xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại ubnd huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)