Từ biểu đồ có thể thấy: Đối với phương pháp kèm cặp, NLĐ rất hài lòng là 36 người, 58 người hài lòng, 23 bình thường và 3 NLĐ không hài lòng với phương pháp đào tạo này. Đối với hình thức đào tạo khác thì có 12 người rất hài lòng, 69 người hài lòng, 25 người bình thường và 14 người không hài lòng. Với phương pháp đào tạo tập trung có 26 người rất hài lòng, 75 người hài lòng, 14 người cảm thấy bình thường và 5 người không hài lòng về phương pháp này. Nhìn chung đa số mọi người đều hài lòng với phương pháp đào tạo của công ty, tuy nhiên số người cảm thấy bình thường và không hài lòng vẫn còn. Nguyên nhân do các buổi đào tạo vẫn còn mang nặng lý thuyết, NLĐ chỉ xem và nghe giảng viết thuyết trình về nội dung nên dễ gây ra cảm giác nhàm chán, không cuốn hút được học viên.
Hình thức đ o tạo:
Hiện nay, công ty đang kết hợp cả hai hình thức đào tạo là đào tạo bên trong và đào tạo bên ngoài công ty trong quá trình đào tạo nhân lực của mình. Trong đó, đào tạo bên trong là hình thức được sử dụng nhiều hơn. Theo kết quả khảo sát chỉ có 1 người trong 30 người được cử đi đào tạo bên ngoài, tuy nhiên dựa trên kết quả phỏng vấn với cán bộ phòng đào tạo, con số này lớn hơn thực tế. Nội dung đào tạo nội bộ thường liên quan đến văn hóa, kỹ năng mềm và kiến chuyên môn. Việc sử dụng nguồn lực đào tạo nội bộ cũng sẽ giúp cho quá trình trước, triển khai và đánh giá sau đào tạo được sát sao hơn.
Đối với đào tạo nội bộ, công ty lựa chọn với nhiều hình thức khác nhau như đào tạo trực tiếp, kèm cặp, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến... Đào tạo trực tiếp được sử dụng nhiều nhất, áp dụng được cho tất cả nhân viên. Hình thức đào tạo từ xa thường được sử dụng cho quản lý cấp trung giữa các chi nhánh (thường đào tạo theo nhóm 2-5 người), tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng nhiều.
* X c định thờ an v địa đ ểm đ o tạo nhân lực tại công ty
a, Xác định địa điểm đào tạo:
Căn cứ vào số lượng, phương pháp giảng dạy và khu vực làm việc để xác định địa điểm đào tạo tại đơn vị. Đảm bảo thiết bị phục vụ phòng học, phòng thi: bàn ghế, hệ thống âm thanh (mirco, âm ly, loa), máy chiếu, …
Ở SSG mỗi phòng ban sẽ có một phòng chuyên phục vụ đào tạo nhân viên. Đối với khối tuyển dụng/headhunting và các khối cố định, địa điểm đào tạo sẽ được tổ chức tại phòng họp tầng 9. Nhân viên khối kinh doanh sẽ được đào tạo ở phòng D902 và D903. Địa điểm tổ chức đào tạo luôn gần khu vực làm việc của các khối để không mất thời gian di chuyển, nhanh chóng ổn định chỗ ngồi và buổi đào tạo sẽ diễn ra một
b, Thời gian đào tạo
Tùy vào từng đối tượng và nội dung học, cán bộ phòng đào tạo sẽ sắp xếp lịch học hợp lý, đảm bảo không ảnh hưởng tới khối lượng công việc.
Đối với khối tuyển dụng và khối kinh doanh: Do biến động về nhân sự lớn,
tuyển dụng quanh năm nên khóa đào tạo luôn được mở vào thứ 2 hàng tuần. Trong trường hợp số lượng đào tạo quá lớn, công ty sẽ tổ chức thêm một buổi đào tạo vào thứ 6 trong tuần.
Đối với nhân viên các khối còn lại: Thời gian đào tạo thường không cố định.
Với những buổi đào tạo do phòng đào tạo tổ chức, thời gian đào tạo sẽ thường vào khoảng 9h-11h. Theo anh Lê Ngọc Long – Trưởng phòng đào tạo cho biết: “N ân viên các khối cố địn t ường rất bất rộn v o đầu giờ sáng vì họ cần xử lý hết công việc tồn đọng từ ngày hôm qua và sắp xếp công việc mới trong ngày. Công ty rất hạn chế sắp xếp đ o tạo vào buổi chiều trừ những buổ đ o tạo cố định theo lộ trìn đ o tạo c o n ân v ên”
Những buổi đào tạo tự phát do trưởng phòng hoặc trưởng nhóm lập, thời gian sẽ linh hoạt phụ thuộc vào ngày mượn phòng đào tạo và thời gian của trưởng phòng, trưởng nhóm.
* N ân s c đ o tạo của công ty
Quỹ đào tạo của công ty SSG được trích ra từ ngân sách đào tạo thường từ 1% đến 2% của lợi nhuận sau thuế. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng đạt được một số thành tựu nhất định nhờ vậy ngân sách của quỹ này cũng có xu hướng tăng lên.
Bảng 2.10. Tổng chi phí đào tạo giai đoạn 2019 - 2021 của Công ty SSG
Đơn vị: đồng
Năm 2019 2020 2021
Tổng chi phí đào tạo (gồm chi phí đào tạo bên ngoài và đào tạo nội bộ)
325.220.000 308.480.000 425.000.000
Nguồn: P òn Đ o tạo - Ban Nhân sự Công ty SSG.
Theo tình hình thực tế về số lượng nhân sự cũng như số lớp đào tạo nhân lực giai đoạn 2019-2021 ta thấy tổng chi phí đào tạo qua các năm cũng biến động theo. Năm 2019 tổng chí phí đào tạo là 186 triệu đồng, đến năm 2020 tăng lên 318 triệu đồng (tăng khoảng 171,9% so với năm 2019) và đến năm 2021 tăng lên 425 triệu đồng (tăng 229,7% so với năm 2019 và 133,6 so với năm 2020). Từ đó, nhân thấy công tác
đào tạo nhân lực tại SSG ngày càng được chú trọng đầu tư.
Dưới đây là bảng chi phí đào tạo nhân lực của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine năm 2021 đã được tác giả tổng hợp như sau:
Bảng 2.11. Chi phí đào tạo năm 2021 của Công ty SSG
Đơn vị: Triệu đồng
STT Loại ngân sách Thuyết minh Tổng
1 Cử CB-NV đi học bên ngoài
- Các lớp học nâng cao kỹ năng quản lý, chuyên môn và điều hành dành cho quản lý cấp trung, cấp cao và cấp cơ sở.
- Các khóa học nâng cao chuyên môn dành cho các người lao động được đề xuất và xét duyệt từ trưởng bộ phận và ban giám đốc
68
2 Thuê giảng viên lớp ngoài (3 lớp)
Kỹ năng giải quyết vấn đề: 1 lớp Kỹ năng quản trị sự thay đổi
172
3 Phí giảng chéo Trả theo chính sách: 500.000/buổi với việc giáng chéo bộ phận với trưởng phòng và nhân viên 58 4 Quà tặng học viên (Sách), teabreak - Sách để tặng học viên có thành tích tốt của khóa học
- Teabreak lớp giảng viên thuê ngoài (300k/khóa)
9.6
5 In tài liệu - Dự trù tăng gấp đôi so với năm 2020 do tốc độ tăng trưởng của công ty
10
6 Vật phẩm làm quà tặng cho học viên
Tăng hứng thú cho học viên khi tham gia khóa học
10
7 Đi công tác (Chi phí phụ, di chuyển, khách
sạn) đào tạo về sản phẩm, các kỹ năng
Chi phí chỉ tính cho nhân sự phòng đào tạo, giảng viên nội bộ phòng đào tạo cử đi.
75
9 Phần thưởng trong thi sát hạch định kỳ
Mỗi quý thi 1 lần giải thưởng theo khối sản phẩm: 5,6tr/quý (thưởng cá nhân xuất sắc, phòng ban xuất sắc)
22
TỔNG 425
Nguồn: P òn Đ o tạo - Ban Nhân sự Công ty SSG
đào tạo nhân lực, luôn đề cao việc phát triển năng lực của NLĐ, giúp họ hòa nhập với công việc, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc. Công ty sử dụng hình thức đào tạo bên trong doanh nghiệp là chủ yếu vì vậy ngân sách đào tạo dành cho hình thức này lớn hơn nhiều lần so với hình thức đào tạo bên ngoài doanh nghiệp và có xu hướng tăng lên qua từng năm
2.3.3 Triển khai thực hiện đào tạo nhân lực tại công ty
* Triển k a đ o tạo nhân lực bên trong công ty
Từ ngay khi SSG được thành lập, phòng đào tạo cũng được thành lập sau đó 1 năm và trở thành một yếu tố không thể tách rời đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Sau khi thành lập, trưởng phòng đào tạo đã xây dựng cụ thể quy trình đào tạo, nội dung đào tạo, quy định đào tạo.
Kế hoạch đào tạo sẽ được trình cho ban giám đốc phê duyệt trước khi phòng đào tạo triển khai. Khi kế hoạch đào tạo được phê duyệt, ban đào tạo sẽ tiến hành các công việc tổ chức và triển khai đào tạo nhân lực như sau:
Giảng viên và các cán bộ nhân viên tham gia quá trình đào tạo tại công ty đều là người có chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kỹ năng truyền đạt kiến thức, họ đều được tập huấn để nắm vững mục tiêu, phương hướng đào tạo của công ty và có kỹ năng tạo hứng thú cho học viên được tham gia đào tạo. Tuy nhiên, số lượng cán bộ và giảng viên đào tạo còn nhiều hạn chế về số lượng. Ngoài bộ phận giảng viên và cán bộ bên trong công ty, Công ty còn thuê giảng viên bên ngoài và nhân sự đào tạo tại các cơ sở đối tác đào tạo của công ty. Việc kết hợp đào tạo giữa giảng viên bên ngoài và những người có năng lực, kinh nghiệm tại công ty cho phép người học tiếp cận được nguồn kiến thức mới, đồng thời gắn liền với công việc thực tiễn tại nơi làm việc.
Báo lịch đào tạo cho nhân viên mới dưới sự hỗ trợ của phòng tuyển dụng khi thông báo trúng tuyển và lịch làm việc. Đối với nhân viên đang làm việc tại SSG sẽ được thông báo trực tiếp qua mail của công ty. Nội dung thông báo cần đảm bảo một số thông tin như: lời mời, thời gian, địa điểm, đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo; quy định đào tạo và gửi tài liệu học tập đến học viên.
Nhân lực quản lý và hỗ trợ lớp được phân công từ nhân lực của phòng đào tạo với những nhiệm vụ: Sắp xếp học viên, kiểm soát số lượng học viên tham gia lớp học; Tham gia trợ giảng, điều phối quản lý lớp học; Xử lý các tình huống phát sinh; Tổng hợp kết quả sau đào tạo…
trực tiếp tham gia đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo; Xây dựng, thiết kế nội dung chương trình đào tạo; Kiểm soát, đánh giá chuyên môn các chương trình đào tạo; Kiểm soát, dự toán chi phí đào tạo; Đánh giá hiệu quả sau đào tạo.
Về các trang thiết bị phục vụ công việc học tập: Công ty luôn chủ động chuẩn bị những trang thiết bị mới nhất cho các lớp học. Phòng học tại công ty được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy chiếu, loa, mic, bút chỉ slide, bút viết bảng, bảng viết bút lông, giấy, bút, máy tính…
Đặc biệt ngoài ra, bộ phận đào tạo còn liên hệ bộ phận hành chính để bố trí ăn nhẹ giữa giờ, nước uống, ăn trưa cho giảng viên, học viên khi tham gia đào tạo từ 2 buổi.
Với biến động nhân sự lớn ở các khối kinh doanh và khối tuyển dụng /headhunting, khóa đào tạo cho nhân viên mới tại SSG luôn được mở liên tục. Ngoài khóa đào tạo cho nhân viên thử việc và nhân viên chính thức, SSG còn mở những chương trình đào tạo danh riêng cho thực tập sinh để tăng khả năng chuyển đổi thành nhân viên chính thức cho công ty. Bên cạnh giảng viên chính thức, SSG sẽ mời thêm trưởng phòng hoặc cá nhân có năng lực hỗ trợ một số nội dung nhất định. Nhìn chung, số lượng nhân viên và giảng viên phòng đào tạo còn ít, tuy đã tạm thời đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong nội bộ công ty nhưng chất lượng đào tạo chưa đều, nhân viên phòng đào tạo luôn có nhiều công việc cần hoàn thành. Như vậy có thể thấy các cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đào tạo tại công ty đã làm hết những nhiệm vụ, chức năng của mình.
* Triển k a đ o tạo nhân lực bên ngoài công ty
Bảng 2.12. Thống kê nhân lực được Công ty SSG cử đi đào giai đoạn 2019 -2021
Đối tƣợng đào tạo 2019 2020 2021
So sánh (2021/2020) Nhân sự % Quản lý cấp trung 9 9 11 -2 -22.22 Quản lý cấp cao 5 9 11 -1 -20 Ngƣời lao động đƣợc
cử đi đào tạo 5 5 6 1 20
Nguồn: P òn Đ o tạo - Ban Nhân sự Công ty SSG
chi phí đào tạo. SSG luôn tin tưởng, lựa chọn công ty Đào tạo nhân lực chuyên nghiệp HSM và học viện Quản trị HRD là nơi đào tạo quản lý cấp cao của mình. Quy trình đào tạo bên ngoài thường bao gồm những bước sau đây:
Các cán bộ phòng đào tạo tìm kiếm, nghiên cứu kỹ và liên hệ với các trung tâm đào tạo bên ngoài công ty để tìm được nơi đào tạo phù hợp nhất.
Sau khi tổng hợp, Xem xét tất cả chi phí, nội dung đào tạo và cán bộ được cử đi đào tạo, trưởng phòng đào tạo sẽ gửi kế hoạch cho ban giám đốc xét duyệt.
Tiến hành sửa đổi kế hoạch đào tạo theo chỉ thị của ban giám đốc.
Sau khi được giám đốc phê duyệt, trưởng phòng đào tạo sẽ ký kết hợp đồng đào tạo với đối tác.
Thông báo lịch trình đào tạo, tài liệu học tập (nếu có) thông qua Email tới người lao động được cử đi đào tạo.
Giám sát quá trình đào tạo thông qua đánh giá của người lao động được cử đi đào tạo trong quá trình học và sau khi khóa đào tạo kết thúc.
So với đào tạo nội bộ, số lượng cán bộ được cử đi đào tạo bên ngoài ít hơn. Nguyên nhân vì chi phí đào tạo bên ngoài lớn, rất khó để tìm được trung tâm đào tạo chất lượng, phù hợp với những yêu cầu và định hướng của SSG.
2.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo nhân lực
Việc đánh giá kết quả đào tạo là một bước quan trọng, hàng năm Công ty cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo để thấy được những việc đã làm, chưa làm và nguyên nhân tại sao để từ đó đề ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của đào tạo nguồn nhân lực trong những năm sau.
Để đánh giá kết quả đào tạo cần dựa trên những căn cứ sau:
- Đối với những lao động được đào tạo ngoài doanh nghiệp, tại các trường, trung tâm đào tạo thì căn cứ đánh giá dựa vào chứng chỉ, chứng nhận của nơi đào tạo sau mỗi khóa học.
- Đối với các chương trình đào tạo tại đơn vị thì kết quả được thông qua chất lượng làm việc sau quá trình đào tạo dựa trên các tiêu chí của bản mô tả công việc .
* Đánh giá từ phía giáo viên.
Đánh giá nội dung chương trình đào tạo: do giáo viên tự biên soạn theo tùy đối tượng đào tạo nên việc đánh giá chương trình đào tạo thông thường được các giáo viên bỏ qua.
Đánh giá học viên: Các giáo viên sẽ đánh giá học viên trên các tiêu chí như tham gia đầy đủ khóa học khả năng tiếp thu kiến thức.
Sau mỗi khóa học giáo viên thực hiện đánh giá học viên của mình vào phiếu đánh giá gửi lên Phòng Nhân sự đề xuất cán bộ phụ trách đào tạo, tổng hợp và báo cáo lên Ban Giám đốc. Từ đó rút ra được những hạn chế và kinh nghiệm trong khóa đào tạo sau.
* Đánh giá từ phía học viên
Việc đánh giá học viên là tiêu chí đo lường chính xác, hiệu quả khách quan và đa chiều về công tác đào tạo của Công ty từ đó thấy được điểm chưa đạt và đạt được để điều chỉnh. Thông qua một số tiêu chí như: cách thức tổ chức lớp học, thời gian, giờ học, địa điểm, trang thiết bị phòng học, phong cách phục vụ, chất lượng giảng dạy, kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, kỹ năng truyền đạt, mức độ hài lòng... cộng với mức điểm đánh giá của học viên dành cho mỗi tiêu chí để công ty làm căn cứ khảo sát đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo từ phía học viên.