0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khả năng phát sinh chồi của một số giống đậu tương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIẾN NẠP GEN KHÁNG SÂU CRY1B VÀO ĐẬU TƯƠNG (GLYCINE MAX (L.) MERRILL) THÔNG QUA VI KHUẨN AGROBACTERIUM TUMEFACIENS (Trang 47 -49 )

Các hạt đậu tƣơng của giống ĐT 22 , DT2008, DT 84 đƣợc khử trùng và nuôi cấy nảy mầm trên môi trƣờng BGM. Mỗi nửa lá mầm chứa chồi đỉnh (1/2 chồi đỉnh) của các giống đậu tƣơng sau khi gây tổn thƣơng đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng SIM I có bổ sung 1,11mg/l BAP cho một lít môi trƣờng nuôi cấy, sau 12 ngày, ghi nhận đƣợc các chỉ tiêu ở bảng 3.1.

Đặc tính đa chồi của các giống đậu tƣơng nghiên cứu

Cụm chồi có từ 3 chồi trở lên đƣợc coi là đa chồi. Kết quả cho thấy, khả năng phát sinh đa chồi ở 3 giống đậu tƣơng này có sự khác biệt mặc dù số lƣợng mẫu phát sinh chồi không có sự khác biệt (92%, 93% và 90%). Với ĐT22, số chồi thu đƣợc từ 2-6 chồi/cụm chồi/mẫu đạt hệ số phát sinh chồi 4 với tỷ lệ cao (84,78%), các chồi kích thƣớc tƣơng đối đồng đều, số mẫu tạo đa chồi chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng số mẫu phát sinh chồi. Trong khi đó, các cụm chồi của giống DT2008 chỉ mang từ 2-3

Hình 3.2: Kết quả điện di sản phẩm PCR khuẩn lạc LBA4404/EHA105/GV3101

với cặp mồi gfp

M: Thang DNA chuẩn 1kb 1: H2O (đối chứng -) 2: Plasmid (đối chứng +) 3-4: T-GFP/LBA4404 5-6: T-GFP/EHA105 7-8:T-GFP/GV3101 600bp

chồi đạt hệ số phát sinh chồi 2,5, chiếm tỷ lệ ít (33,3%), các chồi dáng to khỏe nhƣng kích thƣớc giữa các chồi không đồng đều. Giống DT84 cũng tƣơng tự DT2008 dù kích thƣớc các chồi có đồng đều, nhƣng hệ số phát sinh chồi đạt 3, chiếm tỷ lệ nhỏ (46,67%) trong số các mẫu phát sinh chồi. Trong thí nghiệm của chúng tôi, hạt đậu tƣơng sau khi nảy mầm đƣợc tách làm 2 mảnh lá mầm riêng rẽ dùng làm mẫu nuôi cấy. Theo quan sát thấy đƣợc, mảnh lá mầm không chứa chồi đỉnh (1/2 chồi đỉnh) thì mẫu khó có khả năng tái sinh chồi sau khi nuôi cấy trên môi trƣờng tái sinh SIM. Tuy nhiên, nếu mảnh lá mầm không đƣợc loại bỏ hoàn toàn chồi đỉnh sau khi tái sinh thì hầu nhƣ không có khả năng tạo đa chồi trong nuôi cấy.Quan sát tƣơng tự cũng đƣợc Olhoft và cộng sự (2003) chỉ ra, rằng việc cắt bỏ chồi đỉnh có thể góp phần làm tăng thêm số lƣợng chồi chuyển nạp gen.

Margine M.Paz, trong 1 nghiên cứu năm 2006 đã đề cập đến một trong những yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng tái sinh đó là kỹ thuật tạo mẫu nuôi cấy trong phƣơng pháp sử dụng nửa lá mầm. Cùng với đó, khả năng tái sinh từ nốt lá mầm của mẫu cấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, chất kích thích sinh trƣởng... [7]. Trần Thị Cúc Hòa (2007) sau khi nghiên cứu khả năng đáp ứng chuyển nạp gen của các giống đậu tƣơng trồng ở Việt Nam cho thấy khả năng tiếp nhận gen của các giống thông qua gen chỉ thị GUS rất khác nhau bởi đặc đính đa chồi của chúng [7] . Trong thí nghiệm đó, các giống mô hình Jack, Maverric, William 82 chồi dƣơng tính với GUS chỉ đạt 29 chồi trong tổng số 48 chồi tái sinh; giống DT96 có khả năng tạo đa chồi cao nhất (trên 6 chồi/mẫu) ghi nhận đƣợc 30/44 chồi dƣơng tính với GUS sau 28 ngày nuôi cấy. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả chuyển gen sau này.

Bảng 3.1. Khả năng phát sinh chồi của một số giống đậu tƣơng sau 12 ngày Tên giống Số lƣợng hạt (hạt) Số mẫu ban đầu (mẫu) Số mẫu tái sinh (mẫu) Tổng số chồi (chồi) Số mẫu tạo đa chồi (mẫu) Số chồi chung bình/mẫu Tỷ lệ tạo đa chồi (%) ĐT22 50 100 92 (92%) 363 78 4 84,78 DT2008 50 100 93 (93%) 228 31 2,5 33,33 DT84 50 100 90 (90%) 265 42 3 46,67

Hình 3.3. Phát sinh tạo đa chồi ở đậu tương

DT 84

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIẾN NẠP GEN KHÁNG SÂU CRY1B VÀO ĐẬU TƯƠNG (GLYCINE MAX (L.) MERRILL) THÔNG QUA VI KHUẨN AGROBACTERIUM TUMEFACIENS (Trang 47 -49 )

×