Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 29)

1.2. Cơ sở của việc quy định về lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi trong

1.2.1. Cơ sở lý luận

Quy định về lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi được xây dựng

dựa trên yêu cầu tuân thủ quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế về tư pháp người chưa

thành niên; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Hiện nay, trong tư pháp hình sự hiện đại, phương pháp tiếp cận lấy bị hại làm trung tâm ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng, việc nghiên cứu về chế định pháp lý đối với bị hại ngày càng được quan tâm. Cùng với đó, bị hại là người dưới 18 tuổi là đối tượng luôn nhận được sự quan tâm, bảo vệđặc biệt và có một vị trí quan trọng trong pháp luật TTHS quốc tế nói chung và quốc gia nói riêng xuất phát từ việc bảo vệ quyền con người trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, tại Điều 8 của Tuyên ngôn quy định: “Mọi người đều có quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ đã được quy định trong Hiến pháp hay pháp luật có liên quan”28. Bên cạnh đó, Công ước về quyền trẻ em ghi nhận trẻ em là đối tượng còn nhiều hạn chế về thể chất và trí tuệ nên cần được bảo vệ, chăm sóc và quan tâm đặc biệt. Hay trong Các hướng dẫn làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự năm 1997 cũng quy định, ở đoạn 14(a) “Cần có một quy trình tư pháp toàn diện đối với người chưa thành niên trong đó lấy trẻ em làm trung tâm”,…

Thêm vào đó, tại một sốvăn bản khác29 cũng quy định: “Mục tiêu của Công ước này là, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, nhằm thúc đẩy các quyền của chúng, trao cho chúng các quyền tố tụng và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền này bằng cách đảm bảo rằng trẻ em, chính chúng hoặc thông qua người đại diện hoặc các cơ quan có thẩm quyền, được thông báo và được phép tham gia vào các quá trình tố tụng ảnh hưởng đến mình trước cơ quan tư pháp”. Đặc biệt, để bảo vệ bị hại là người dưới 18 tuổi, Liên Hợp Quốc đã ban hành một số văn bản tài liệu quy

28 Gudmundur Alfredsson & AsbjØrn Eide (2011), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 mục tiêu chung của nhân loại, NXB Lao động –Xã hội, tr. 208.

29 Một số văn bản khác như: The European Convention on the Exercise of Children's Rights (Art 1.2), General Comment 17 Right of Child; General Comment 32 Right to equality before courts and tribunals,…

định về chế định này. Nhìn chung, so với người bị buộc tội, có thể nói bị hại là người dưới 18 tuổi nhận được sự quan tâm của Liên Hợp Quốc muộn hơn. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng đặt bị hại là trung tâm của pháp luật TTHS đã dần trở nên phổ biến trong các hệ thống pháp luật, kèm theo đó là chếđịnh lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi cũng được giới học thuật quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.

Tôn trọng quyền con người luôn được xem là kim chỉ nam trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước ta, được cụ thể hoá trong từng quy định của các ngành luật, đặc biệt nó được xem là nguyên tắc Hiến định30. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ ngh a trong TTHS31, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân32 và nguyên tắc THTT đối với người dưới 18 tuổi33. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Tư pháp – Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã ban hành thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Như vậy, có thể thấy chế định bị hại là người dưới 18 tuổi cũng như các hoạt động tố tụng (lấy lời khai…) liên quan đến bị hại là người dưới 18 tuổi trong TTHS là biểu hiện pháp lý tiến bộ của sự tôn trọng quyền con người. Chế định này thiết lập cơ chế pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi bị xâm hại bởi những hành vi phạm tội.

Quy định về lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi được xây dựng trên

đặc điểm chung của bị hại.

Người bị hại tham gia tố tụng với địa vị pháp lý đặc biệt, bên cạnh vai trò cung cấp thông tin cho các chủ thể tiến hành tố tụng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, người bị hại là người được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị hành vi phạm tội xâm hại, nên người bị hại tham gia tố tụng hình sự là đảm bảo pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Người bị hại là nạn nhân của tội phạm, họ là người trực tiếp bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do tội phạm gây ra. Họ là đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp từ tội phạm

30 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.

31 Điều 7 BLTTHS năm 2015.

32 Điều 8 BLTTHS năm 2015.

nên nạn nhân là một nguồn quan trọng trong việc xác định tội phạm (họ nắm giữ một lượng lớn thông tin về những tội phạm này). Để đưa tội phạm ra ánh sáng, cần có sự chủ động và tinh thần chống tội phạm của nạn nhân để từ đó họ khai báo ra những tội phạm chưa được phát hiện hay chưa được thụ lý. Việc điều tra tội phạm thông qua nạn nhân của tội phạm cũng góp phần quan trọng trong công tác dự báo và đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

Người bị hại bị hành vi phạm tội tác động nên có thể họ biết rõ thông tin về vụ án, người phạm tội và diễn biến hành vi phạm tội. Do vậy, khi tham gia tố tụng, người bị hại sẽ cung cấp cho các cơ quan THTT, người THTT những thông tin mà họ biết được về vụ án, người phạm tội và hành vi phạm tội. Lời khai của người bị hại là chứng cứ rất quan trọng, giúp cho các cơ quan THTT, người THTT làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

Bên cạnh đó, người bị hại là người bị hành vi phạm tội gây thiệt hại nên họ tham gia tố tụng với địa vị pháp lý là người được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị hành vi phạm tội xâm hại. Chính vì vậy, khi tham gia tố tụng người bị hại có những quyền năng pháp lý nhất định, thông qua việc thực hiện những quyền năng pháp lý này, người bị hại sẽ đưa ra những thông tin, lập luận, yêu cầu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị hành vi phạm tội xâm hại.

Quy định về lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi được xây dựng dựa trên những đặc điểm riêng biệt của bị hại là người dưới 18 tuổi.

Việc pháp luật ghi nhận những trình tự, thủ tục tố tụng riêng biệt cho bị hại là người dưới 18 tuổi khi tham gia vào hoạt động lấy lời khai của người THTT với mục đích là tạo điều kiện để họ thực hiện tốt các quyền tố tụng luật định, không phải là sự đối xử bất công đối với những chủ thể tham gia tố tụng còn lại. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, người bị hại là đối tượng có nguy cơ bị tổn thương kép bởi họ là người bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại, phải gánh chịu những hậu quả mà họ hoàn toàn không mong muốn. Đối với bị hại là người dưới 18 tuổi thì những ảnh hưởng này càng sâu sắc hơn bởi người ở độ tuổi này thường có nhiều hạn chế cả về thể chất lẫn tinh thần, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực trong quá trình TTHS từ nhiều phía. Với những đặc trưng của lứa tuổi chưa thành niên, là lứa tuổi cần được chăm sóc, bảo vệ nên họ được quyền hưởng những sự ưu ái này từ Nhà nước. Với định hướng xây dựng một xã hội phát triển, ngày càng đặt mục tiêu cao hơn trong cuộc sống, người chưa đủ 18 tuổi xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp, có được một cuộc sống ở nơi mà những quyền cơ bản của họ

được bảo vệ và tôn trọng. Bảo vệ người bị hại là người dưới 18 tuổi là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ mà pháp luật hướng tới. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật thì cơ quan THTT phải tiến hành lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi góp phần bảo vệ tốt hơn, đầy đủ hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người trực tiếp gánh chịu những thiệt hại do tội phạm gây ra. Đây cũng là một cơ sở để hoàn thiện chế định lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi hiện nay. Nghiên cứu chế định này nhằm hướng đến mục đích giảm thiểu mức độ tổn thương cho bị hại là người dưới 18 tuổi, giúp họ có thể trở lại cuộc sống bình thường, hòa nhập với cộng đồng là điều cần thiết.

Tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm là trách nhiệm của mọi công dân, bị hại là người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng ngoài việc đòi lại sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình còn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết vụ án hình sự nên họ và người thân thích của họ cũng là những chủ thể dễ bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác nhằm ngăn cản việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật hoặc bị trả thù34. Do vậy các cơ quan có thẩm quyền THTT có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bị hại và người thân của họ.

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 29)