trong tố tụng hình sự
Vấn đề lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi gắn liền với quá trình hình thành và phát triển lâu dài của ngành luật TTHS. Pháp luật TTHS đã có những thay đổi không ngừng đểđáp ứng tốt nhu cầu bảo vệ quyền con người khi tiến hành lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi. Quá trình phát triển này được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Sau Cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1960, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, trong điều kiện chưa xây dựng được hệ thống pháp luật của Nhà nước kiểu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời áp dụng pháp luật của chế độ cũ với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Dân chủ Cộng hoà. Giai đoạn sau này Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dần ban hành các văn bản mới về hình sự và tố tụng để thay thế pháp luật chế độ cũ, tuy có một số văn bản pháp luật nói về người bị hại trong vụ án hình sự nhưng về cơ bản hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trong giải quyết vụ án hình sự không được đề cập và không có gì thay đổi so với với trước đây.
Giai đoạn từnăm 1960 đến năm 1988, đây là giai đoạn chịu ảnh hưởng mạnh của pháp luật Liên bang Xô viết. Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự ban hành theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao là văn bản duy nhất đề cập đến người bị hại và vai trò của người bị hại trong TTHS. Quan niệm về người bị hại rất rộng: “Người bị hại là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc xâm hại về tinh thần (như bịlăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đảo...). Người đã can thiệp đểngăn cản bịcáo đánh, giết người khác nhưng bản thân cũng bị kẻ phạm pháp gây thương tích, hoặc người có nhà cửa bị cháy vì bị cáo đốt nhà của người khác nhưng đám cháy lan sang nhà của họ, cũng là người bị xâm hại trực tiếp đến thể chất, tài sản”55
.
Cũng theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974, người bị hại có quyền: “được đề xuất chứng cứ và những lời thỉnh cầu; được yêu cầu bồi thường và yêu cầu áp dụng những biện pháp nhằm đảm bảo bồi thường; được xin thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; được tham gia các cuộc thẩm vấn và tranh luận tại phiên tòa về những sự việc đã gây thiệt hại cho mình; được kháng tố theo những quy định của pháp luật đểxin tăng hình phạt đối với bịcáo và tăng tiền bồi thường. Có trường hợp người bị hại không yêu cầu bồi thường, nhưng trong trường hợp người bị hại có yêu cầu bồi thường thì họ cũng có quyền của nguyên đơn dân sự. Nếu việc phạm pháp đã gây ra chết người thì cha, mẹ, vợ, con, anh, chị, em ruột của người bị hại đều có những quyền của người bị hại nói trên”56
.
Tóm lại, giai đoạn trước khi ban hành BLTTHS năm 1988, bị hại là người dưới 18 tuổi có vai trò rất mờ nhạt trong quá trình điều tra vụ án hình sự và được biết đến trong khái niệm chung người bị hại, người bị hại chỉ dừng lại ở việc khởi kiện vụ án hình sự và khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án chủ yếu là cung cấp thông tin, chưa có một quy định nào vềđề cập đến việc lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi cũng như các quy định về việc lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
BLTTHS năm 1988 ra đời, có đề cập đến nội dung lấy lời khai bị hại khá đầy đủ, tuy nhiên quy định về lấy lời khai bị hại và bị hại là người dưới 18 tuổi chưa được tách riêng, cụ thể Điều 112 BLTTHS năm 1988 quy định “Việc lấy lời khai của bị hại được tiến hành theo quy định tại các Điều 109, 110 và 111 Bộ luật này”57. Theo đó, việc lấy lời khai người bị hại bao gồm: triệu tập người bị hại theo trình tự của Điều 109; lấy lời khai của người bị hại theo Điều 110; biên bản lấy lời khai người bị hại theo Điều 111. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp TTHS, trình tự, thủ tục lấy lời khai của người bị hại được chú trọng và đưa vào luật thành những quy định cụ thể.
Như vậy để lấy lời khai của người bị hại, cơ quan THTT phải gửi giấy triệu tập yêu cầu người bị hại có mặt theo đúng thời gian và địa điểm được triệu tập để lấy lời khai. Giấy triệu tập người bị hại phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người bị hại; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng. Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người bị hại hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị hại
56 Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự, Hà nội, Tr.46.
cư trú hoặc làm việc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người bị hại thực hiện ngh a vụ. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Giấy triệu tập người bị hại chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ. Hoạt động lấy lời khai của bị hại phải theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định về chủ thểđược quyền lấy lời khai, địa điểm lấy lời khai, trình tựcác bước lấy lời khai, biên bản ghi lời khai… Có thể lấy lời khai người bị hại tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại chỗở của người đó. Nếu vụ án có nhiều người bị hại thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai. Trước khi lấy lời khai, ĐTV phải giải thích cho người bị hại biết quyền và ngh a vụ. Việc này phải được ghi vào biên bản. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, ĐTV cần xác minh mối quan hệ giữa người bị hại với bịcan, người làm chứng và những tình tiết khác vềnhân thân người bị hại. ĐTV cần yêu cầu người bị hại kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụán, sau đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý. Khi lấy lời khai của người bị hại dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ, người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự. Tuy nhiên, sau khi áp dụng vào thực tiễn, những quy định về lấy lời khai bị hại bộc lộ nhiều điểm thiếu sót, chẳng hạn quy định vềđịa điểm lấy lời khai chỉ là nơi tiến hành điều tra hoặc nơi ở của bị hại. Nếu bị hại sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh như các buôn làng của người dân tộc thiểu số, thì việc triệu tập bị hại đến nơi điều tra hoặc ĐTV phải đến trực tiếp tại nơi ởcũng gây ra một số trở ngại.
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển của các quan hệ xã hội. Trước những thay đổi không ngừng của các mối quan hệ xã hội mà pháp luật tố tụng điều chỉnh, yêu cầu thay đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật một lần nữa được đặt ra. Năm 2003, Quốc hội đã thông qua BLTTHS năm 2003 thay thế cho BLTTHS năm 1988. Bộ luật mới bổ sung nhiều quy định cụ thểhơn, hoàn thiện và tiến bộ hơn. Trong đó có các quy định về địa vị pháp lý cũng như quyền của người bị hại nói chung và bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng được đảm bảo hơn. Quyền của người bị hại được nhìn nhận thiết thực hơn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. BLTTHS năm 2003 đã kế thừa những điểm thuận lợi của BLTTHS năm 1988 và bổ sung một số nội dung về lấy lời khai người bị hại, quy định tại Điều 137 BLTTHS năm 2003 “Việc triệu tập, lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được tiến hành theo quy
định tại các điều 133, 135 và 136 của Bộ luật này”58. Theo đó hoạt động lấy lời khai của người bị hại bao gồm: triệu tập người bị hại theo trình tựĐiều 133, lấy lời khai người bị hại theo quy định Điều 135, Điều 136 BLTTHS năm 2003.
So với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 đã bổ sung thêm quy định vềđịa điểm lấy lời khai có thể thực hiện tại nơi làm việc của người bị hại. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cũng như tâm lý thoải mái cho người bị hại khi khai báo.
BLTTHS năm 2003 đã dành riêng một Chương đểquy định về“Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên” (Chương XXXII, từ Điều 301 đến Điều 310). Tuy nhiên phạm vi áp dụng của Chương này chỉ dành cho đối tượng chưa thành niên là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà không đề cập đến bị hại là người chưa thành niên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự nói chung cũng như trong hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng.
Các quy định mới trong BLTTHS năm 2003 là cần thiết, góp phần rất lớn vào công tác điều tra, làm rõ vụ án. Tuy vậy, qua hơn 10 năm áp dụng các quy định chung của BLTTHS năm 2003 nói chung và các quy định của Bộ luật này về bị hại là người dưới 18 tuổi cũng như hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi đã bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chếvà vướng mắc. Nhu cầu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tiễn luôn được đặt ra với bất kỳvăn bản pháp luật nào, đặc biệt là những bộ luật có vai trò quan trọng đối với công tác thực thi pháp luật ở mỗi quốc gia. Trên tinh thần ấy, năm 2015 Quốc hội đã thông qua BLTTHS năm 2015 với nhiều quy định mới tháo gỡ được những hạn chế, vướng mắc đã có từ trước và mang lại sự hoàn thiện hơn trong áp dụng pháp luật tố tụng để giải quyết vụ án hình sự. BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thểhơn về trình tự, thủ tục lấy lời khai bị hại; bổsung hai điều luật để quy định cụ thểcách xác định tuổi của người bị hại trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà không xác định được tuổi của họ nhằm nâng cao và bảo vệ quyền con người. Việc xác định tuổi của người bị hại đóng vai trò rất quan trọng, theo quy định của pháp luật việc xác định tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi không chỉ ảnh hưởng đến việc xác định người bị hại có hay không là người chưa thành niên để từ đó xác định quyền và ngh a vụ của chủ thể này mà còn ảnh hưởng đến việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với người bị buộc tội trong một
số trường hợp; bổ sung, sửa đổi những điểm bất cập của những quy định trước59. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi nói chung và bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng theo hướng nhân đạo, thân thiện, tôn trọng và bảo vệđầy đủhơn các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nổi bật là việc cơ quan lập pháp đã mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục đặc biệt này cho bị hại là người dưới 18 tuổi, ghi nhận những nguyên tắc THTT đặc thù nói chung và hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng tại Chương XXVIII BLTTHS năm 2015. Qua đó, có thể thấy hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trải qua quá trình lập pháp đã được chú trọng, quan tâm để hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.