Quy định về trình tự, thủ tục lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 54)

2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về lấy lời khai bị hạ

2.2.2. Quy định về trình tự, thủ tục lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi

2.2.2.1. Địa điểm và thời gian lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi

Bị hại là người dưới 18 tuổi phải có mặt tại địa điểm và thời gian theo giấy triệu tập để lấy lời khai. Lựa chọn địa điểm và thời gian nào để làm việc với bị hại là người dưới 18 tuổi tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà ĐTV thụ lý vụ án quyết định phù hợp với chiến thuật lấy lời khai của mình.

Địa điểm lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi cư trú, nơi làm việc, nơi học tập, sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em65. Như vậy nơi đang tiến hành điều tra có thể hiểu là nơi mà ĐTV, kiểm sát viên tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể. Đó có thể là tại hiện trường vụ án, hoặc nơi đang khám xét, nơi thực nghiệm điều tra,… Đồng thời nơi đang tiến hành điều tra cũng có thể hiểu rộng là địa phương nơi cuộc điều tra đang được tiến hành. Trong trường hợp đó, việc tiến hành lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi có thể diễn ra tại trụ sởỦy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tại cơ quan điều tra, hoặc một địa điểm nào đó trong khu vực đang tiến hành hoạt động điều tra. Việc lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi trong trường hợp không thể trì hoãn; bị hại là người dưới 18 tuổi tình trạng sức khỏe quá yếu hoặc do bệnh tình không thể di chuyển đi xa; bị hại là người dưới 18 tuổi có những khó khăn trở ngại về hoàn cảnh gia đình, đường xá, phương tiện đi lại nên không thể đến nơi

64 Thông tư số 01/2006/TT-BCA (C11), ngày 12/01/2006 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 BLTTHS năm 2003.

65 Thông tư số 43/2021/TT-BCA, ngày 22/4/2021 Quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi.

triệu tập được thì ĐTV có thể thực hiện lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi tại nơi cư trú, nơi làm việc, nơi học tập hoặc nơi bị hại là người dưới 18 tuổi đang có mặt66. Trường hợp lấy lời khai tại nơi tiến hành điều tra thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai đảm bảo thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi. Trường hợp lấy lời khai bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải tiến hành lấy lời khai ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó, nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sởchăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật67.

Địa điểm lấy lời khai buộc phải đảm bảo những yêu cầu sau: Không làm lộ bí mật nội dung của cuộc lấy lời khai, không làm ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại và công việc của bị hại là người dưới 18 tuổi, không để ảnh hưởng đến tâm lý và thái độ khai báo của bị hại là người dưới 18 tuổi68.

Thời gian lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi không quá 02 lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ trừ những trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp69.

Trong thực tếĐTV thụ lý vụ án có thể tiến hành việc lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi bất kểngày hay đêm. Thực tế nếu tổ chức lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi vào ban đêm sẽkhông đảm bảo sự minh mẫn, sáng suốt của bị hại, vì thời gian này về thể trạng cũng như tâm lý con người thường uể oải, ảnh hưởng đến tâm lý của bị hại dẫn đến thông tin, tài liệu mà bị hại là người dưới 18 tuổi cung cấp cho cơ quan THTT không chính xác, không đảm bảo giá trị chứng minh cao nhất, gây khó khăn cho hoạt động định hướng đưa ra các giả thuyết điều tra tiếp theo. Trong những trường hợp cần thiết do yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm mà buộc phải tiến hành lấy lời khai vào ban đêm khi không thể trì hoãn thì trong trường hợp này ĐTV vẫn có thể tiến hành lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi nhưng phải đảm bảo bị hại là người dưới 18 tuổi đang trong trạng thái tinh thần minh mẫn và được sựđồng ý của bị hại là người dưới 18 tuổi cũng như người đại diện hợp pháp của họ.

66 Trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi bị thương do tội phạm gây ra phải nằm điều trị tại bệnh viện, nhưng cần thiết để xác định nhanh tội phạm, tránh trường hợp tội phạm bỏ trốn thì ĐTV vẫn có thể lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi ngay tại bệnh viện.

67 Khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT – VKSNDTC – TANDTC- BCA – BTP –

LĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.

68 Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Tr.438-439.

2.2.2.2. Về trình tự, thủ tục lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi

ĐTV thực hiện việc lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của người bị hại. Quy định của pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn phân công người THTT đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại Điều 415 BLTTHS năm 2015 và đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một sốquy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với dưới 18 tuổi70 phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau:

- Có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;

- Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹnăng giải quyết các vụ án hình sựcó người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;

- Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

Để công tác lấy lời khai của bị hại đạt kết quả tốt nhất, ĐTV thụ lý vụ án thường có khâu chuẩn bị cho hoạt động lấy lời khai đó là:

+ Nghiên cứu trước những tài liệu, tin tức có liên quan đến vụ án bao gồm: Những hành vi phạm tội nào xâm hại đến bị hại là người dưới 18 tuổi (cướp, cưỡng đoạt, hiếp, giết người, cố ý gây thương tích, xâm hại đến tài sản, uy tín, …); Hiện tại bị hại là người dưới 18 tuổi đang ở trong tình trạng nào; tình trạng và mức độ thiệt hại nói chung do hành vi phạm tội gây ra. Đối tượng cụ thể nào bị hành vi phạm tội xâm hại (thể chất, tinh thần, tài sản…); Thái độ của bị hại là người dưới 18 tuổi đối với tội phạm và đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho họ (có tự giác trình báo với cơ quan bảo vệ pháp luật hay không?); Hướng, khảnăng, biện pháp thu thập, bổ sung các tài liệu cần thiết cho việc xác định nội dung và cách lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi…

+ Nghiên cứu đặc điểm nhân thân bị hại là người dưới 18 tuổi, tâm lý của bị hại là người dưới 18 tuổi và quan hệ của bị hại là người dưới 18 tuổi với người thực hiện hành vi phạm tội.

Việc nghiên cứu trước các thông tin, tài liệu của vụ án và bị hại là người

70 Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.

dưới 18 tuổi nhằm mục đích xác định các vấn đề cấp bách cần hỏi bị hại là người dưới 18 tuổi ngay để phát hiện đối tượng gây án, vật chứng vụ án, ….Từ đó xác định được các phương pháp, chiến thuật thích hợp để lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi.

Trình tự lấy lời khai bị hại phải được tiến hành theo các bước:

c 1: Xác định nhân thân bị hại là người dưới 18 tuổi: Trước khi lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi, ĐTV yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi xuất trình giấy triệu tập, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻcăn cước của họđểxác định có đúng là người mà ĐTV cần triệu tập đến hay không.

c 2: Giải thích quyền và ngh a vụ của bị hại là người dưới 18 tuổi:

Lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi là nguồn chứng cứ không thể thay thế trong tố tụng, phản ánh một phần hoặc toàn bộ sự thật khách quan của vụán. Để bị hại là người dưới 18 tuổi yên tâm và tin tưởng vào cơ quan THTT, ĐTV phải tạo tâm lý thoải mái cho bị hại là người dưới 18 tuổi đồng ý hợp tác thì trước khi lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi, ĐTV phải giải thích cho họ nắm rõ quyền và ngh a vụ của mình khi tham gia tố tụng71. Việc giải thích quyền và ngh a vụ của bị hại là người dưới 18 tuổi sẽ giúp cho họ hiểu rõ họ được hưởng những quyền, lợi ích pháp lý gì cũng như họ có ngh a vụ gì và họ phải thực hiện ngh a vụ đó khi tham gia vào quá trình tố tụng72. Ngoài ra, khi biết được quyền và ngh a vụ của mình khi tham gia lấy lời khai cũng giúp bị hại là người dưới 18 tuổi xác định rằng mình đang được pháp luật bảo vệ, đang được nhà nước đòi lại công bằng cho những thiệt hại mà mình gánh chịu do tội phạm gây ra.

Khi giải thích quyền và ngh a vụ của bị hại là người dưới 18 tuổi, ĐTV cần giải thích rõ các quy định của pháp luật, không được giải thích qua loa bằng việc đọc các quy định của pháp luật cho bị hại nghe mà không có giải thích cụ thể, rõ ràng. Việc giải thích quyền và ngh a vụ của bị hại là người dưới 18 tuổi phải được ghi vào biên bản.

c 3: Xác minh mối quan hệ giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với người thực hiện hành vi phạm tội, người làm chứng và những tình tiết khác về nhân thân của bị hại là người dưới 18 tuổi.

Trước khi hỏi về nội dung vụán, ĐTV phải hỏi về mối quan hệ giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo, người làm chứng và những tình tiết khác về

71 Khoản 3 điều 186 BLTTHSnăm 2015.

nhân thân của bị hại là người dưới 18 tuổi73. ĐTV xác minh và yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi khai báo các mối quan hệnày vì thông thường tính chất các mối quan hệ này ảnh hưởng đến tính chính xác, tính khách quan của thông tin mà bị hại là người dưới 18 tuổi cung cấp. Vì nếu bị hại là người dưới 18 tuổi quá căm phẫn với hành vi phạm tội, thì khảnăng họ sẽ cố tình khai thêm những tình tiết không có thật hoặc nếu có mối quan hệ quen biết trước với bị can, bị cáo họ sẽ cố tình khai theo chiều hướng giảm nhẹ. Ngoài ra còn có trường hợp người bị hại là người dưới 18 tuổi cốtình khai tăng thêm thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đểtăng mức yêu cầu bồi thường.

Thông qua việc xác minh các mối quan hệ giữa bị hại là người dưới 18 tuổi và người thực hiện hành vi phạm tội, người làm chứng, ĐTV có thể so sánh, đối chiếu với các tài liệu thu thập được nhằm đánh giá mức độ trung thực, khách quan trong lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi. Ngoài ra trước khi tiếp xúc với bị hại là người dưới 18 tuổi, ĐTV cũng đã nghiên cứu đặc điểm nhân thân của bị hại là người dưới 18 tuổi và các mối quan hệ đối với tội phạm vụ án. Do vậy, khi hỏi về nhân thân và các mối quan hệ của bị hại là người dưới 18 tuổi, ĐTV sẽ dễ dàng phát hiện những trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi cố tình che giấu, không khai báo sự thật. Từ đó, ĐTV sẽ lựa chọn phương pháp tiếp xúc tâm lý phù hợp nhằm tháo gỡ những khúc mắc trong nhận thức và tâm lý bị hại là người dưới 18 tuổi, hướng dẫn họ khai báo trung thực.

Như vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi phụ thuộc vào trạng thái, tâm lý cũng như mối quan hệ giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo.

c 4: Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi:

Sau khi giải thích cho bị hại là người dưới 18 tuổi biết về quyền và ngh a vụ của họ; xác minh mối quan hệ giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với người bị tạm giữ, bị can, người làm chứng và các tình tiết khác về nhân thân của bị hại là người dưới 18 tuổi thì ĐTV mới tiến hành hỏi bị hại là người dưới 18 tuổi về các tình tiết liên quan đến vụ án mà họ biết. ĐTV yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi trình bày hoặc viết lại một các trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án sau đó mới đặt câu hỏi74. Như vậy khi tiến hành hỏi về các tình tiết liên quan đến vụán, ĐTV phải tiến hành theo trình tự sau:

73 Khoản 4 Điều 186 BLTTHS năm 2015.

Đầu tiên, yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi trình bày lại hoặc viết lại một cách trung thực và tự nguyện những gì mà họ biết về vụ án. Việc yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi trình bày lại hoặc viết lại những gì họ biết về vụ án là cơ sởđể ĐTV xem xét thái độ và khảnăng khai báo, cung cấp thông tin của bị hại qua đó lựa chọn chiến thuật, phương pháp lấy lời khai phù hợp, nhằm khai thác triệt để những thông tin mà bị hại là người dưới 18 tuổi nắm được cũng như mức độ xác thực của lời khai.

Tiếp theo, ĐTV đặt câu hỏi để bị hại là người dưới 18 tuổi trả lời những gì mà họ biết về vụ án và những vấn đề có mâu thuẫn, chưa rõ trong lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi. ĐTV đưa ra những câu hỏi để kiểm tra lại và làm rõ những tình tiết cần thiết. Trong quá trình lấy lời khai, buộc bị hại là người dưới 18 tuổi phải tường thuật, trình bày lại diễn biến sự việc mà người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện với mình hoặc tiếp nhận thông tin bất lợi từ hành vi phạm tội gây ra cho mình. Vì là nạn nhân trực tiếp của hành vi phạm tội nên lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi sẽ phản ánh đậm nét những đánh giá, cảm xúc của họ về các tình tiết vụ án, nên có giá trị chứng minh tội phạm rất cao. Sau khi để bị hại là người dưới 18 tuổi tự viết hoặc trình bày, ĐTV phải đưa ra những câu hỏi để bị hại là người dưới 18 tuổi trả lời. Những câu hỏi đó có thể là những câu hỏi bổ sung nhằm thu

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 54)