Thực tiễn lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 97)

2.3.1. Những kết quảđạt được trong lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi

Trong thời gian qua, các cơ quan THTT nói chung và các cơ quan điều tra nói riêng cơ bản đã thực hiện tốt các quy định của BLTTHS năm 2015 về triệu tập và lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra, làm rõ sự thật khách quan của các vụ án hình sự.

Điển hình là vụ án Hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Mua dâm người dưới 18 tuổi xảy ra tại Hà Nội. Hai đối tượng là Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1971) và Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1975) cùng ngụ tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Tháng 2/2020, thông qua tài khoản Zalo, Facebook, Hải làm quen với các gái bán dâm nhằm mục đích mua dâm. Trong số đó có Hoàng Khánh L (sinh ngày 21/3/2005, ở huyện Ba Vì, Hà Nội), lúc này L ở trọ cùng người bạn là Nguyễn Thị Diệu Linh, sinh năm 2003, cùng ngụ huyện Ba Vì, Hà Nội nên L đã cho Diệu Linh tài khoản Facebook, Zalo của Hải. Linh dùng tài khoản Zalo nhắn tin với Hải. Khi Hải gạ mua dâm, Diệu Linh hỏi L có đồng ý đi không và L đồng ý. Sau nhiều lần Diệu Linh môi giới mại dâm thành công cho Hải và L khi L mới 14 tuổi 11 tháng với giá 1.500.000 đồng, Linh còn nhiều lần môi giới cho Hải mua dâm L. Tháng 5/2020, Linh tiếp tục mời Đức, Hải mua dâm mình cùng một thiếu nữ khác sinh năm 2005 với giá 1.500.000 đồng một người. Qua quá trình lấy lời khai của Linh, L và những thiếu nữbán dâm thì cơ quan Công an đã thực hiện tốt việc triệu tập lấy lời khai cũng như quá trình lấy lời khai của các em giúp cho vụ án nhanh chóng được điều tra làm rõ, trừng phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giáo dục các trẻ em gái dưới 18 tuổi cách bảo vệ bản thân mình trước những

76 Nguyễn Thế Thắng (2019), Lấy lời khai của bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, luận văn thạc s luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.37.

hành vi vi phạm pháp luật77.

Như đã phân tích trong Chương 2 của luận văn, các quy định pháp luật TTHS liên quan đến vấn đề lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi ngày càng được hoàn thiện và được bổ sung khá đầy đủ. Ngoài ra, bị hại nói chung cũng như bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng được bổ sung quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền THTT bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa (Điều 62 BLTTHS năm 2015) cũng góp phần tạo cho họ sự yên tâm hơn khi cung cấp đầy đủ thông tin về vụ án trong quá trình lấy lời khai.

Điển hình có vụ án Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Cụ thể: Nạn nhân trong vụ án là cháu Q.N là con riêng của N.T.H sống chung như vợ chồng với H.P.B và cháu Q.N gọi B là cha dượng; với hoàn cảnh éo le của cháu Q.N và một em trai phải sống chung với cha dượng trong một căn nhà, mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày đều phụ thuộc vào cha dượng do mẹ ruột Q.N đang chấp hành án phạt tù nên các cháu không còn ai chăm sóc ngoài cha dượng. Trong năm 2017, lợi dụng sự ngây thơ, nhẹ dạ của Q.N nên B đã dụ dỗ cháu Q.N đi mua quần áo mới cho cháu cách nhà 20km nhưng chủ yếu đưa vào nhà nghỉcưỡng dâm cháu dẫn đến có thai. Trong quá trình lấy lời khai cháu Q.N thì B đã nhiều lần đe dọa cháu và em trai khiến cho Q.N không dám khai ra sự thật. Phải đến khi cơ quan công an động viên cũng như phối hợp với công an địa phương cùng các đơn vị chức năng hỗ trợ đảm bảo sự an toàn cho cháu Q.N và em trai thì cháu mới khai toàn bộ hành vi phạm tội của B78. Như vậy, việc bổ sung quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền THTT bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa đối với bị hại là người dưới 18 tuổi có ý ngh a quan trọng trong việc làm sáng tỏ hành vi phạm tội cũng như làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

Qua đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụcông tác điều tra vụ án hình sự của Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy: Trình độ pháp luật của người THTT ngày càng được cải thiện, năng lực điều tra của ĐTV, Kiểm sát viên

77

Trà My, Báo Công an TP. Hồ Chí Minh, 05/07/2021, https://congan.com.vn/vu-an/mua-dam-tre-em-2- nguoi-dan-ong-lanh-42-nam-tu_115604.html, congan.com.vn, truy cập ngày 20/9/2021.

78 L Đa Cha, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, 20/08/2020,

https://vksndbinhthuan.gov.vn/bai-viet/ban-an-danh-cho-cha-duong--cuong-dam--4338.html,

ngày càng được nâng cao. Theo đó pháp luật quy định về các tiêu chuẩn của ĐTV, Cán bộđiều tra và Kiểm sát viên là các chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi trong điều tra các vụ án hình sự. Có thể thấy các tiêu chuẩn này khá cụ thểvà đòi hỏi ĐTV, cán bộđiều tra, kiểm sát viên phải là những người có trình độ nhất định, nắm vững pháp luật, nghiệp vụđiều tra, am hiểu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong điều tra giải quyết vụ án.

Trong công tác chuẩn bị lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi, cán bộ thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, xác định các câu hỏi cần đưa ra cho phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hóa, tâm lý của người bị hại cũng như nội dung của vụ án khi tiến hành lấy lời khai, xác định những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình tri giác của bị hại là người dưới 18 tuổi,… Người THTT đã lập kế hoạch lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trước khi lấy lời khai nhằm nâng cao chất lượng khi lấy lời khai bị hại.

Đối với việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa cán bộđiều tra, ĐTV, kiểm sát viên và bị hại là người dưới 18 tuổi, cũng như người đại diện hợp pháp phụ thuộc rất nhiều vào cách ăn mặc, thái độ khi tiếp xúc lần đầu tiên, cử chỉ hành vi của cán bộ, ĐTV, Kiểm sát viên. Thực tiễn cho thấy quá trình tiếp xúc tâm lý giữa người THTT với bị hại là người dưới 18 tuổi trong hoạt động lấy lời khai thì đa số các cán bộ lấy lời khai đều là người có hiểu biết xã hội, hiểu biết tâm lý đặc biệt là tâm lý của trẻem để có biện pháp tác động phù hợp. Trước khi tiến hành lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi thì người THTT đều tiến hành hỏi thăm về họ tên, hoàn cảnh gia đình, thói quen, sở thích, việc học tập, vui chơi của các em, sự quan tâm của gia đình, thầy cô dành cho các em,… một cách chân tình, cởi mở, chia sẻ, động viên để tạo sự gần gũi, bình t nh, tựtin cho các em trước khi khai báo. Họđã xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình khi tiến hành các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự, nhất là hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi, nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan của vụ án, xử lý đúng người đúng tội, kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bị hại là người dưới 18 tuổi và những người tham gia tố tụng khác.

Về địa điểm cụ thể lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi do ĐTV, Kiểm sát viên xác định tại khu vực, địa bàn, cơ quan, đơn vị mà ở đó họ đang tiến hành các hoạt động điều tra quyết định. Việc lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi là trường hợp không thể trì hoãn; bị hại là người dưới 18 tuổi bị tình trạng sức khỏe quá yếu hoặc do bệnh tình không thể di chuyển đi xa; bị hại là người dưới 18 tuổi có những khó khăn trở ngại về hoàn cảnh gia đình, đường sá, phương tiện đi lại nên

rất khó khăn không thể đến nơi triệu tập được… thì ĐTV, Kiểm sát viên có thể thực hiện lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi tại nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của họ, đa số những người THTT đều tiến hành lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi ngay sau khi nhận được tin báo tố giác tội phạm hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Điển hình như vụ án Cốý gây thương tích và Cướp tài sản xảy ra tại phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, cụ thể: ngày 22/5/2016 Trần Văn Quang 25 tuổi và Phạm Đình Thiệp 25 tuổi cùng trú tại phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương đã có hành vi đánh cháu ĐỗVăn Minh ởphường Tứ Minh bị thương tích tổn hại 25% sức khỏe và cướp đi của cháu Minh một chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Samsung Galaxy trị giá khoảng 1.500.000 đồng. Do cháu Minh b thương tích phải nằm viện điều trịnên ĐTV thụ lý vụán đã đến bệnh viện lấy lời khai cháu Minh ngay sau khi nhận được tin báo tố giác tội phạm79.

Hay như vụ án Hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Cốý gây thương tích ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, cụ thể: Em N.H.B, sinh năm 2009, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông bị mẹ đẻ và người tình bạo hành dã man và xâm hại tình dục nhiều lần. Do cuối năm 2009, bố mẹ của B ly hôn, B ở với mẹvà người tình của mẹ. B đã bị người tình của mẹ xâm hại tình dục nhiều lần và không nhớ rõ là bao nhiêu lần, có lần em không đồng ý thì bị người tình của mẹ đánh đập và dọa nạt không được kể cho ai biết. Sau đó mẹ đẻ của B truy hỏi B về việc người tình của mình xâm hại tình dục B, em bị mẹ bắt nằm úp xuống giường rồi trói chân tay lại, dùng roi đánh rất đau, em xin mẹtha nhưng không được. Ngoài lần đó em bị mẹđánh rất nhiều lần dẫn đến bị hoảng loạn tinh thần và được đưa về sống với bà nội. Khi triệu tập lấy lời khai B thì B không thểđến nơi triệu tập lấy lời khai do tinh thần hoảng loạn, sợ sệt nên ĐTV thụ lý vụ án đã đến nơi cư trú động viên cũng như tiến hành lấy lời khai để đảm bảo giải quyết vụán được nhanh chóng, kịp thời80. Qua đó giúp cho hoạt động lấy lời khai của người THTT được kịp thời, đảm bảo thu thập chứng cứ nhanh chóng, khách quan, góp phần giải quyết vụ án hình sự kịp thời, đúng pháp luật.

Trong hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi của Cơ quan điều

79 Đoàn Quang, Báo Công an nhân dân online, 27/05/2013, https://cand.com.vn/Ban-tin-113/Bat-2-ten-cuop- tai-san-cua-tre-em-i229828/, cand.com.vn, truy cập ngày 20/09/2021.

80 B.H.Thanh, Báo Người lao động, 21/02/2021, https://nld.com.vn/thoi-su/hoa-toc-dieu-tra-vu-be-gai-12- tuoi-nghi-bi-bao-hanh-xam-hai-tinh-duc, nld.com.vn, truy cập ngày 20/09/2021.

tra, Viện kiểm sát đã làm tốt hơn công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất để phục vụ công tác lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi cụ thể như: lựa chọn, xây dựng hoặc bố trí phòng lấy lời khai riêng biệt đối với người bị hại là trẻ em; có thể trang trí, sắp xếp phòng làm việc, lấy lời khai phù hợp với tính cách, đặc điểm tâm lý của người bị hại là trẻ em nhằm tạo khung cảnh gần gũi, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi để người bị hại có thể liên tưởng, hồi nhớ lại diễn biến sự việc mà khai cho người THTT biết.

Đối với bị hại là người dưới 18 tuổi và những người tham gia tố tụng ngày càng nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình khi tham gia vào hoạt động lấy lời khai của những người THTT để giải quyết các vụ án hình sự, từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích của bản thân. Ngoài ra, người dân ngày càng nhận thức rõ hơn các quy định pháp luật liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo; khi không đồng ý với những hành vi, quyết định sai trái của cơ quan, người có thẩm quyền THTT họ sẽ mạnh dạn thực hiện quyền này.

Chính nhờ vào những chuyển biến tích cực trên mà chất lượng giải quyết các loại án trong đó có án hình sự có bị hại là người dưới 18 tuổi ngày càng được cải thiện. Qua đó có thể thấy được chất lượng hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi ngày càng được nâng cao, quyền lợi của bị hại là người dưới 18 tuổi khi tham gia vào hoạt động lấy lời khai của cơ quan THTT ngày càng được đảm bảo; thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi là rất lớn, đồng thời còn cho thấy quyền con người trong TTHS ngày càng được tôn trọng và bảo vệ một cách thỏa đáng.

2.3.2. Những hạn chế trong lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế trong lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi

Về hoạt động lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi từ các cơ quan điều tra, vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi do luật chưa quy định hoặc quy định không rõ ràng so với thực tếđiều tra.

Thứ nhất, khó khăn trong công tác gửi giấy triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi lấy lời khai: BLTTHS năm 2015 yêu cầu việc giao nhận giấy triệu tập phải có ký nhận tuy nhiên nhiều trường hợp không giao được giấy triệu tập lấy lời khai cho bị hại là người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, cơ quan THTT, người THTT triệu tập bị

hại là người dưới 18 tuổi để lấy lời khai chủ yếu thông qua hình thức liên hệ qua điện thoại di động của bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc người thân của họ để hẹn gặp lấy lời khai của họ, việc gửi giấy triệu tập hoặc giấy mời theo quy định của pháp luật được cơ quan THTT ít tiến hành.

Về cách thức giao nhận giấy triệu tập cho bị hại là người dưới 18 tuổi đa số ĐTV và kiểm sát viên không giao trực tiếp cho người bị hại và gia đình của người bị hại mà chủ yếu gửi gián tiếp thông qua lực lượng Công an cơ sở như: Giao cho Công an xã, phường, thị trấn để chuyển đến cho người bị hại và gia đình của họ, một thực tế cho thấy sau khi giao nhận giấy triệu tập cho người bị hại và gia đình của người bị hại các cán bộ Công an cơ sở thường ít yêu cầu họ ký nhận vào giấy triệu tập theo đúng quy định.

Điển hình như vụ án cưỡng bức lao động xảy ra vào tháng 01/2016, cụ thể, tại thôn 3, xã Trà Lập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, có một thiếu nữ mới sinh con ở bìa rừng có liên quan đến đường dây bị lừa đi lao động81. Theo người nhà của nạn nhân, qua giới thiệu của một người phụ nữở cùng huyện, cháu Hồ Thị

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 97)