Những nguyên tắc đặc thù

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 39)

1.3. Nguyên tắc lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi trong tố tụng hình

1.3.2. Những nguyên tắc đặc thù

Nguyên tc bảo đảm th tc t tng thân thin, phù hp v i tâm lý, la tu i, mức độ trưởng thành, kh năng n ận thc của người ư i 18 tu i; bo

đảm quyn và li ích hp pháp của người ư i 18 tu i; bảo đảm li ích tt nht

c o người ư i 18 tu i45, nguyên tc bảo đảm quyn bào cha, quyền được tr

giúp pháp lý của người ư i 18 tu i46: Các thủ tục tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi chỉ đạt yêu cầu khi áp dụng phải chắc chắn tạo được sự thân thiện, gần gũi không gây áp lực tâm lý khiếp sợ, hoang mang, quá khó hiểu đối với họ. Khi thực hiện phải đảm bảo được sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi như đối với người đã thành niên. Ngoài ra, trong những trường hợp có sự tùy nghi lựa chọn các hành vi tố tụng thì phải hướng được người tiến

43 Điều 19 BLTTHS năm 2015.

44 Điều 21 BLTTHS năm 2015.

45 Khoản 1 điều 414 BLTTHS năm 2015.

hành, tham gia tố tụng có những xử sự tốt nhất cho bị hại là người dưới 18 tuổi như quy định về giám hộ và trợ giúp pháp lý cho bị hại là người dưới 18 tuổi; khi tiến hành điều tra các vụ án liên quan đến bị hại là người dưới 18 tuổi, cơ quan THTT cần phân công ĐTV, Kiểm sát viên đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra đối với người dưới 18 tuổi hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục, có kỹ năng giao tiếp, có thái độ tôn trọng… đối với người dưới 18 tuổi. Cùng với đó nguyên tắc này cũng đòi hỏi tất cả các quy trình, thủ tục tố tụng, người THTT, các cơ sở - vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tố tụng cũng phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của người dưới 18 tuổi. Cùng với đó, nguyên tắc này còn nhằm đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý của bị hại là người dưới 18 tuổi. Đây là quy định xuất phát từ quyền được xét xử công bằng, từ nguyên tắc bảo đảm tranh tụng và từ chính sách của Nhà nước đối với nhóm người dễ tổn thương và chưa có đủ khả năng để tự bảo vệ về mặt pháp lý so với các nhóm tuổi khác. Thêm vào đó, nguyên tắc này còn đặt ra yêu cầu phải hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo. Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm bị hại là người dưới 18 tuổi khi tham gia hoạt động lấy lời khai của cơ quan THTT cũng như người thân thích của họđược an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền ấy bịđe dọa hoặc bị xâm hại.47

Nguyên tc bảo đảm gi bí mt cá nhân của người ư i 18 tu i48: Khi tiến hành lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi thì cơ quan THTT, người THTT tuyệt đối không được tiết lộ hoặc để lọt những thông tin cá nhân của bị hại là người dưới 18 tuổi cho những người không có trách nhiệm trong giải quyết vụ án biết được. Bên cạnh đó các thủ tục tố tụng được xây dựng cũng tạo ra sự hạn chế trong việc công khai hóa những thông tin cá nhân của bị hại là người dưới 18 tuổi khi tiến hành hoạt động lấy lời khai bị hại.

Nguyên tc bảo đảm quyn tham gia t tng của người đại din của người

ư i 18 tu i, n à trường, Đoàn t an niên, người có kinh nghim, hiu biết v

tâm lý, xã hi, t chức k ác nơi người ư i 18 tu i hc tập, lao động và sinh hot49:

47 Trần Văn Biên và Định Thế Hưng (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB

Hồng Đức, tr. 377.

48 Khoản 2 điều 414 BLTTHS năm 2015.

Sởd cần có sự tham gia của các chủ thể trên là vì sự tham gia của họ sẽ giúp cho các cơ quan THTT nhận thức đúng vềđặc điểm tâm lý lứa tuổi, điều kiện, hoàn cảnh, các tổn thương và quá trình phục hồi tổn thương khi tiến hành lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi, đó là những thông tin rất quan trọng cần được đánh giá chính xác trong các vụ án có bị hại là người dưới 18 tuổi. Do vậy, khi tiến hành hoạt động tố tụng cần phải bảo đảm sự tham gia của những chủ thể trên50.

Về nội dung của nguyên tắc, theo quy định của pháp luật thì cha, mẹlà người đại diện theo pháp luật của con là người dưới 18 tuổi51. Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho rằng việc xác định cha mẹ của người dưới 18 tuổi là người đại diện theo pháp luật không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi thì các cơ quan THTT có thể xác định người thân thích khác của người dưới 18 tuổi (như anh, chị ruột,…) làm người giám hộ tham gia vào hoạt động lấy lời khai với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi để bảo đảm nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của bị hại là người dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều 414 BLTTHS 2015.

Nguyên tc tôn trng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người

ư i 18 tu i52: Bị hại là người dưới 18 tuổi mặc dù là người có sự phát triển về thể chất, tinh thần chưa hoàn thiện, đầy đủ như người từ đủ 18 tuổi nhưng họ vẫn có những hiểu biết, quan điểm nhận thức, đánh giá riêng của cá nhân có ý ngh a đối với việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án khi tham gia vào hoạt động lấy lời khai của cơ quan THTT. Do vậy, những ý kiến của họ được pháp luật tôn trọng và ghi nhận. Tùy theo mức độ tuổi tác mà các ý kiến của người dưới 18 tuổi được các cơ quan và người THTT đánh giá khác nhau, nếu các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý kiến của họ gần giống nhau thì đối với người càng gần 18 tuổi mức độ tin cậy càng cao. Các hành vi cản trở hoặc làm ảnh hưởng không tốt đến việc trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi đều bị coi là vi phạm pháp luật53.

Nguyên tc bảo đảm gii quyết nhanh chóng, kp thi các v án liên quan

đến người ư i 18 tu i54: Tham gia hoạt động lấy lời khai của cơ quan THTT khiến cho bị hại là người dưới 18 tuổi mất thời gian và ít nhiều ảnh hưởng tới trạng

50 Nguyễn Ngọc Anh và Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 788.

51 Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015. 52 Khoản 4 điều 414 BLTTHS năm 2015.

53 Phạm Mạnh Hùng (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB Lao động, tr. 662.

thái phát triển tâm lý và hoạt động sinh hoạt, học tập bình thường của bị hại là người dưới 18 tuổi. Do vậy, việc tiến hành lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi phải được tiến hành không chỉ tuân thủ đúng thời hạn luật định mà còn giải quyết với thời hạn ngắn hơn quy định mà pháp luật cho phép.

Như vậy, toàn bộ hệ thống các nguyên tắc trên là những quy định buộc các chủ thể có liên quan phải tuân theo để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi khi tham gia hoạt động lấy lời khai của cơ quan THTT. Những nguyên tắc này được xem là hệ thống các quan điểm làm nền tảng để xây dựng các quy định cụ thể trong pháp luật TTHS Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự khởi đầu giai đoạn điều tra là giai đoạn có vai trò rất quan trọng. Trong giai đoạn này, cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp điều tra để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Một trong những biện pháp thiết thực, có hiệu quả cao trong việc thực hiện điều tra đó là hoạt động lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi. Để có thể nghiên cứu sâu hơn những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi thì trước hết phải cần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vềđịa vị pháp lý của bị hại là người dưới 18 tuổi cũng như những đặc trưng về hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi.

Trong Chương 1, tác giả tập trung phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự Việt Nam như khái niệm, đặc điểm, cơ sở và những nguyên tắc trong hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi.

Việc tìm hiểu các vấn đề lý luận về khái niệm bị hại là người dưới 18 tuổi và hoạt động lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi, những nguyên tắc trong hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trong giải quyết vụ án hình sự cho thấy vẫn còn những vướng mắc trong nhận thức và chỉ khi áp dụng vào hoạt động thực tiễn mới nhận rõ những tồn tại mà pháp luật tiếp tục phải chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Với những nội dung ở Chương 1 sẽlà cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá pháp luật thực định, thực tiễn của quy định về hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khi thực hiện quy định này ở các chương tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CA PHÁP LUT T TNG HÌNH S V

LY LI KHAI B HẠI LÀ NGƢỜI DƢỚI 18 TUI

VÀ THC TIN THC HIN

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 39)