Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 32)

1.2. Cơ sở của việc quy định về lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi trong

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của một quy định pháp luật chính là đòi hỏi từ thực tiễn về sự cần thiết ban hành quy định pháp luật đó. Có thể thấy, việc thiết lập quy định lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật TTHS Việt Nam dựa trên những cơ sở thực tiễn sau đây:

Thứ nhất, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng từĐại hội Đảng toàn quốc lần thứVI năm 1986 đã đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung, ngành luật TTHS nói riêng là phải tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế, bảo đảm pháp chế xã hội chủ ngh a. Đây là cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng của việc thiết lập quy định lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật TTHS Việt Nam.

34 Đinh Văn Đoàn (2016), “Quy định của BLTTHS năm 2015 về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị

hại và những người tham gia tố tụng khác”, Kỷ yếu hội thảo Những điểm mới của BLTTHS năm 2015,

Đối với bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải đến khi BLTTHS năm 2003 ra đời thì chế định về hoạt động tố tụng và bảo vệ đối tượng này mới bắt đầu được thừa nhận trong văn bản pháp lý, nhưng chưa thực sự nhấn mạnh. Theo đó, trong BLTTHS 2003, trong khi thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi đã được quy định thành một chế định riêng thì đối với bị hại là người dưới 18 tuổi mới chỉ dừng lại tại các quy định về nguyên tắc chung trong giải quyết vụ án hình sựđối với bị hại nói chung như bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án, bảo hộ tính mạng, sức khỏe,… và quyền yêu cầu khởi tố vụán đối với bị hại là người chưa thành niên. Khi BLTTHS 2015 ra đời, có thể nói, đây là văn bản luật đầu tiên quy định về chếđịnh bảo vệ bị hại là người dưới 18 tuổi trong một phần riêng về thủ tục tố tụng đặc biệt cùng với người bị buộc tội và người làm chứng là người dưới 18 tuổi. Những quy định trên của Bộ luật này là một bước tiến lớn trong pháp luật TTHS nói chung và chế định lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng. Nhưng phải thừa nhận rằng những quy định trên chưa đủđể đáp ứng những yêu cầu lập pháp, đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi.

Quy định vấn đề lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi đã tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng dân chủ nói chung, quyền của bị hại là người dưới 18 tuổi trong TTHS nói riêng, góp phần vào việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, phát huy tác dụng tích cực và có hiệu quảtrong đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, pháp chế xã hội chủngh a.

Thứ hai, việc thiết lập quy định lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi còn xuất phát từcơ sở thực tiễn đó là điều kiện thực tế của nền tư pháp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Ở Việt Nam, Nhà nước thực hiện việc buộc tội và toàn quyền quyết định việc buộc tội, đây là truyền thống chính trị - pháp lý, là nguyên tắc cơ bản và không thể thay đổi, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, bảo vệ chế độ chính trị, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Việc quy định hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trong TTHS phải nằm trong khuôn khổđó, bị hại là người dưới 18 tuổi không thể thay thế Nhà nước quyết định việc buộc tội, đưa một người ra xét xử tại Tòa án mà chỉ góp phần cung cấp những tình tiết mà bị hại biết liên quan đến vụ án, góp phần cung cấp chứng cứ để giải quyết vụ án khách quan, toàn diện. Vì vậy, việc lấy lời khai bị hại là người

dưới 18 tuổi là phương án phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng nền tư pháp Việt Nam.

Thứ ba, việc thiết lập quy định lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trong TTHS Việt Nam còn xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó là lợi ích đạt được khi đặt ra quy định này.

Đối với người bị hại, họ là người chịu hậu quả nặng nề nhất bởi hành vi phạm tội, do vậy TTHS phải được xây dựng trên cơ sở bảo vệ tốt nhất cho người bị hại. Không phải cứ phát hiện có dấu hiệu tội phạm rồi khởi tố vụ án là sẽ bảo vệ lợi ích của người bị hại một cách tốt nhất. Đối với những thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra thì có thể khôi phục được, còn đối với thiệt hại về tinh thần hoặc thể chất thì chỉ có thểbù đắp được phần nào mà không thể khôi phục lại được như cũ, những thiệt hại này không thểtính toán được vì đó là những tổn thương vô hình, sự sợ hãi hoặc ám ảnh. Như vậy, quy định về hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi giúp cho cơ quan THTT nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan, có đầy đủ chứng cứ làm sáng tỏ vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người dưới 18 tuổi. Đây là một trong những cơ sở thực tiễn cho thấy sự cần thiết của việc thiết lập quy định lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trong TTHS Việt Nam.

Khi giải quyết vụ án hình sự thì sự kiện phạm tội đã xảy ra, các cơ quan và người THTT không trực tiếp chứng kiến sự việc. Vì vậy để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự, họ phải dựa vào các thông tin tài liệu liên quan đến đối tượng chứng minh được thu thập theo quy định của pháp luật TTHS để đưa ra những đánh giá, kết luận về các tình tiết của vụ án nhằm giải quyết vụ án đúng đắn và khách quan. Trong đó, nhận thức một cách khách quan, toàn diện đầy đủ vụ án hình sựlà trên cơ sở hoạt động tố tụng thực tiễn của các chủ thể tham gia hoạt động chứng minh. Một trong những hình thức thu thập thông tin, tài liệu vụ án đó chính là hoạt động lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi. Có thể nói ngoài bị can, bị cáo là người nắm nhiều thông tin đầy đủliên quan đến hành vi phạm tội do họ thực hiện thì người bị hại là người biết nhiều thông tin chính xác về hành vi phạm tội, thậm chí là cả người thực hiện hành vi phạm tội. Vậy nên bị hại là người dưới 18 tuổi có thể cung cấp cho các cơ quan THTT lời khai và các nguồn chứng cứ xác

thực.35

Một phần của tài liệu Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 32)