1.3. Nguyên tắc lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi trong tố tụng hình
1.3.1. Những nguyên tắc chung
Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủng ĩa trong TTHS36
: Nguyên tắc pháp chếđược thể hiện qua việc tuân thủ nghiêm chỉnh và triệt đểcác quy định của pháp luật của mọi công dân. Từ đó, người THTT thực hiện tốt nhiệm vụ mà nhà nước và nhân dân giao cho, tìm ra sự thật khách quan của vụ án, mang lại công lý cho bị hại là người dưới 18 tuổi. Người THTT, tham gia tố tụng được thực hiện những quyền và phải tuân theo những ngh a vụ nhất định khi lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi để không xâm phạm đến quyền và lợi ích của bị hại là người dưới 18 tuổi.
Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân37: Nguyên tắc này nhằm xác định trách nhiệm của người THTT khi lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi phải luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền mà bị hại là người dưới 18 tuổi được hưởng, tránh mọi hành vi trái pháp luật gây
35 Nguyễn Thế Thắng (2019), Lấy lời khai của bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, luận văn thạc s luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.19.
36 Điều 7 BLTTHS năm 2015.
ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Đồng thời, người THTT chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi thật cần thiết và phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp của các biện pháp đó để kịp thời hủy bỏ, bảo đảm cho quyền của bị hại luôn được bảo vệ tối đa.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể38
và nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cá nhân39:
Bị hại là người dưới 18 tuổi là người bị thiệt hại về mặt thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Xét về bản chất, họ là người chịu nhiều sự tổn thương nhất. Mặt khác, với tư cách là một công dân, bị hại là người dưới 18 tuổi cũng như các chủ thể khác cũng cần được bảo đảm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể cũng như được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Đảm bảo quyền này, bị hại là người dưới 18 tuổi không lo sợ bị tác động bởi những hành vi trái pháp luật khi tham gia vào hoạt động lấy lời khai của cơ quan THTT. Khi họ hoặc người thân thích của họ bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì các cơ quan THTT phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ họ.
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án40: Xác định sự thật của vụ án không chỉ được xem là một trong những nguyên tắc của TTHS mà hơn nữa nó còn là mục đích cuối cùng khi giải quyết một vụ án hình sự. Việc xác định ai là người phạm tội, họđã gây những thiệt hại gì cho bị hại là người dưới 18 tuổi, cho xã hội… là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Cơ quan THTT phải có ngh a vụ chứng minh hành vi phạm tội và tìm ra sự thật của vụ án. Nếu một hành vi phạm tội được thực hiện nhưng sự thật không được làm rõ thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc. Người phạm tội sống ngoài vòng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi không được đảm bảo, pháp chế không còn, và quan trọng hơn nữa là lòng tin của nhân dân về một chế độ xã hội chủ ngh a của dân, do dân, vì dân cũng bị mất đi. Chính vì vậy, việc xác định sự thật của vụ án không chỉ bảo vệ bị hại là người dưới 18 tuổi mà còn bảo vệ cho cả hệ thống pháp luật xã hội chủngh a.
Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền THTT41, nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự42 và nguyên tắc tuân thủ 38 Điều 10 BLTTHS năm 2015. 39 Điều 11 BLTTHS năm 2015. 40 Điều 15 BLTTHS năm 2015. 41 Điều 17 BLTTHS năm 2015. 42 Điều 18 BLTTHS năm 2015.
pháp luật trong hoạt động điều tra43:
Để quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng được đảm bảo, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan THTT và người THTT trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự, pháp luật TTHS yêu cầu họ phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật. Họ là những người nắm trong tay quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh này đểđưa pháp luật vào thực tế nên thông qua những hoạt động của mình họ phải đảm bảo cho vụ án hình sự được phát hiện một cách chính xác, mọi hành vi phạm tội phải được xử lý nghiêm minh và kịp thời. Không để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội.
Thông qua việc khởi tố và xử lý vụ án hình sự, sự thật khách quan được làm rõ, người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì những hành vi sai trái của mình. Đồng thời, họ phải đền bù cho những tổn thương và mất mát mà bị hại là người dưới 18 tuổi phải gánh chịu. Chính vì vậy, đảm bảo nguyên tắc này khi lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi là một trong những hình thức đảm bảo quyền con người của bị hại là người dưới 18 tuổi.
Nguyên tắc bảo đảm sựvô tư của người có thẩm quyền THTT, người tham gia tố tụng44: Đối với bị hại là người dưới 18 tuổi, việc bảo đảm nguyên tắc này giúp họ thực hiện tất cả các quyền mà pháp luật dành cho họ mà không sợ bị người THTT hạn chế khi tham gia hoạt động lấy lời khai.