Một số giải pháp đồng bộ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 113 - 121)

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thẩm

3.3.4. Một số giải pháp đồng bộ khác

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp Uỷ Đảng địa phương đối với việc thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA đồng thời cần hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử trong việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp chung và của TAND nói riêng.

Cần ban hành một cách đầy đủ và có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND đồng thời cần phải nhanh chóng rà soát và loại bỏ các văn bản đã lạc hậu thậm chí mâu thuẫn đễ sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới nhất là từ khi BLTTHS năm 2015 ban hành.

Cần có những giải pháp đồng bộ để tăng cường năng lực của các cơ quan tiến hành tố tụng và bổ trợ tư pháp khác có như vậy việc thực hiện thẩm quyền của xét xử sơ thẩm của TAND mới có thể tiến hành một cách thuận lợi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tăng cường sự nhận thức của nhân dân về việc thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA và huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào phong trào xây dựng pháp luật...

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND (trên cơ sở nghiên cứu địa bàn tỉnh Hà Giang), với khả năng nghiên cứu còn hạn chế và giới hạn cho phép của một luận văn, tác giả đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau:

1. Với việc nghiên cứu chế định thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của TA, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá, và làm rõ một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND các cấp như: khái niệm thẩm quyền xét xử, các căn cứ phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm, lịch sử hình thành và phát triển của chế định này qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

2. Luận văn tập trung phân tích các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND trong BLTTHS năm 2003. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của BLTTHS một số nước trên thế giới. Thông qua đó có sự so sánh giữa thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND quy định trong BLTTHS Việt Nam và BLTTHS các nước khác.

3. Qua việc phân tích, làm rõ những kết quả đạt được cũng như những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành các quy định về thẩm quyền xét xử của TAND trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tác giả cũng đã đưa ra đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế định này. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện thẩm quyền xét xử của TAND trên thực tế.

Như vậy, thẩm quyền xét xử của TA là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự và việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang tiến hành cải cách tư pháp. Việc xác định đúng đắn thẩm quyền xét xử của TA còn có ý nghĩa rất lớn không chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,

xã hội và công dân mà còn có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng khác là CQĐT và VKS. Mặt khác, việc xác định đúng đắn thẩm quyền xét xử của TAND còn là cơ sở để xây dựng, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.

Mặc dù quy định của pháp luật về thẩm quyền của TAND ngày càng được hoàn thiện nhưng trước những thay đổi nhanh chóng của đất nước, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đòi hỏi phải cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức, hoạt động của TAND và qua thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng các quy định đó vẫn còn gặp những hạn chế do những bất cập trong quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, một số giải pháp hoàn thiện liên quan đến thẩm quyền xét xử của TAND các cấp được đề cập đến. Ví dụ: đề xuất thay đổi một số quy định trong BLTTHS năm 2003 có liên quan đến thẩm quyền xét xử của TAND như: tranh chấp về thẩm quyền, tăng cường năng lực xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, nâng cao cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử của TAND các cấp, đổi mới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng... Việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện nêu trên cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND sẽ đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như xu hướng phát triển chung của đất nước theo tinh thần cải cách tư pháp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy, cô giáo và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí đã nhiệt tình chỉ bảo trong suốt quá trình tác giả viết luận văn. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Tư pháp Hình sự - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện để luận văn được hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Vân Anh (2015), Cải cách tư phá, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp (2004), Tài liệu tập huấn về Bộ luật Tố

tụng hình sự năm 2003.

3. Nguyễn Văn Biên (2004), "Về hệ thống pháp luật và hệ thống Toà án của Singapore", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5).

4. Bộ tư pháp -Viện khoa học pháp lý(2005), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS năm 2003, NXB tư pháp, Hà Nội.

5. Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự, NXB công an nhân dân, tr. 24.

7. Lê Cảm (2002), “Những vấn đề cơ bản của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Toà án nhân dân, (11).

8. Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn Tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (02).

9. Bùi Kim Chi (2005), "Một số vấn đề về mô hình nhân cách người Thẩm phán" Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (3).

10. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Dung, Chu Hoài Dương(2002), "Một số vấn đề về tư pháp và các mô hình tư pháp phương tây", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (10). 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp

hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị (khỏa IX) về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 79/KL-TW ngày 28/7 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Trần Văn Độ (2003), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (11).

21. Phạm Hồng Hải (1995), "Một số nét lịch sử và phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam trong 50 năm qua", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3).

22. Phạm Hồng Hải (2001), Vai trò của Toà án trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Tạp chí Toà án nhân dân, Hà Nội.

23. Phạm Hồng Hải (2001), “Vấn đề hoàn thiện các quan hệ tố tụng và nâng cao năng lực xét xử của TAND cấp huyện hiện nay”, Tạp chí TAND, (9), tr. 8. 24. Phạm Hồng Hải (2002), “Quan niệm về cơ quan tư pháp và hoạt động tư

pháp”, Tạp chí Kiểm sát, (8).

25. Hoàng Mai Hạnh (2004), “Nâng cao vai trò của Hội thẩm trong xét xử các vụ án hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

26. Hoàng Văn Hạnh (2003), "Thẩm quyền xét xử hình sự của TAND cấp huyện theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003", Tạp chí luật học, (đặc san về BLTTH).

27. Nguyễn Thị Hạnh (2001), “Quyền tư pháp trong mối quan hệ với các quyền lập pháp,quyền hành pháp theo nguyên tắc phân chia quyền lự”,

Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (1), tr.101.

28. Nguyễn Văn Hiện (2002), "Tăng cường năng lực xét xử của Toà án cấp huyện một số vấn đề cấp bách", Tạp chí Tòa án nhân dân, (01).

29. Lê Quốc Hùng (2003), "Quyền lực nhà nước thống nhất và phân công",

Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (2).

30. Nguyễn Tâm Khiết (2006), “Về hệ thống toà án trong chiến lược cải cách tư pháp, Tạp chí TAND, (2).

31. Trần Huy Liệu (2002), “Lại bàn về tăng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (9).

32. Từ Văn Nhũ (2002), “Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự”, Tạp chí TAND, (10), tr.5

33. Đặng Quang Phương(1995), “Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Toà án nhân dân”, Toà án nhân dân, (6).

34. Quốc hội (1946, 1959, 1980, 1992), Hiến pháp, Hà Nội. 35. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

36. Quốc hội (1960, 1981, 1992, 2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội 37. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

38. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

39. Quốc hội (1992), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 40. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

41. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

43. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

44. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án, Hà Nội

45. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát, Hà Nội 46. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội 47. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội

48. Nguyễn Quang Sơn (2004), “Tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm trong hoạt động xét xử”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (3), tr.14.

49. Nguyễn Minh Sử (2004), “Mở rộng thẩm quyền xét xử về hình sự và vấn đề dổi mới bộ máy,cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân cấp huyện”, Tạp chí TAND, (9).

50. Trần Đại Thắng (2003), “Một số vấn đề về tăng thẩm quyền xét xử hình sự cho Toà án cấp huyện”, Tạp chí luật học.

51. Đỗ Gia Thư (2004), “Thực trạng đội ngũ Thẩm phán nước ta-Những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng”, Tạp chí Toà án nhân dân, (7).

52. Đào Xuân Tiến (2005), “Định hướng cải cách tư pháp; TAND tối cao: cấp toà xét lại bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (6).

53. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (2011 - 2015), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Tòa nhân dân tỉnh Hà Giang từ năm 2011 - 2015, Hà Giang. 54. Toà án nhân dân tối cao (1996), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp

luật về tổ chức,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của TAND qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam (từ 1945 đến nay), Hà Nội.

55. Trần Thu (2006), “Hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và những yêu cầu trong việc phối hợp xử lý kịp thời, nghiêm minh tội phạm”, Tạp chí kiểm sát, (1), tr.15.

56. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật tố tụng hình sự,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

57. Thanh Tú (2004), “Về thẩm quyền của TAND cấp huyện”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (5).

58. Nguyễn Minh Tuấn (2003), “Vai trò của Thẩm phán trước yêu cầu cải cách tư pháp”, Nghiên cứu lập pháp, (9).

59. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2014), Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

60. Đào Trí Úc (2001), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

61. Đào Trí Úc (2010), Các nguyên tắc của Luật hình sự quốc tế, Giáo trình Tòa án hình sự quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

62. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2015), Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Hà Giang. 63. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh số 02/2002/pháp luật-

UBTVQH về thẩm phán và hội thẩm nhân dân, Hà Nội.

64. Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp

65. Viện khoa học Việt Nam (2003), Từ điển TIếng Việt, NXB Đà Nẵng. 66. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2001), Một số vấn đề về hoàn

thiện tổ chức và hoạt động của BMNN nước CHXHCN Việt Nam, NXB Văn hoá giáo dục, tr.389.

67. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học.

68. Vụ công tác lập pháp (2003), Những sửa đổi cơ bản của Bộ luật TTHS năm 2003, NXB Tư Pháp, tr. 5.

II. Tài liệu tiếng Anh

69. B.V.A Roling and Antonio Cassese (1993), The Tokyo Trial and Beyond, Polity Press, Oxford

70. C. Schulte (1999), The Enforcement of Obligations Erga Omnes before the International Court of Justice, Procedural Law and the East Timor Judgment, Sakkoulas Publications, Athens.

71. G.R. Watson (1992), “Offenders Abroad: The Case for Nationality- Based Criminal Jurisdiction”, Yale J. Int’l L, (17), pp 58-72.

72. Oxford Advanced Learner's Dictionary. Webisite:

III. Tài liệu web

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)