Quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 35 - 102)

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam. Một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc đã mở ra, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế đã tồn tại gần ngàn năm lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là Nhà nước độc lập, dân chủ và thực sự của nhân dân. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thành công rực rỡ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng anh dũng gần một trăm năm của nhân dân ta. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là thắng lợi của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn do Đảng ta vạch ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện".

TAND nằm trong hệ thống cấu thành bộ máy Nhà nước, luôn là một công cụ đắc lực của chính quyền nhân dân trong cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm hậu thuẫn cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra. Trải qua bao nhiêu khó khăn, biến cố hệ thống pháp luật về tòa án nói chung và TAND cấp cấp sơ thẩm nói riêng dần dần hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của nước ta trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên cần nghiên cứu có hệ thống quy luật hình thành và phát triển của chế định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA các cấp để có cái nhìn khách quan, tổng quát nhất.

Thực hiện thẩm quyền của mình, gần 60 năm qua, các TA đã thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng chống và phòng ngừa tội phạm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân. Tuy vậy, thực tiễn xét xử cũng chỉ rõ những tồn tại trong việc quy định thẩm quyền xét xử của TA các cấp. Để góp phần khắc phục những tồn tại đó, cần nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật, cũng như quá trình thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA các cấp theo giai đoạn lịch sử của đất nước.

2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng tám 1945 đến khi Quốc hội ban hành BLTTHS năm 1988

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công chúng ta đã khẩn trương phá huỷ đến tận gốc rễ bộ máy hành chính quan liêu, hệ thống nhà tù, trại giam, bộ máy tư pháp của chế độ thực dân phong kiến. Ngay những ngày đầu tháng 9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 18 ngày 8/9/1945 bãi bỏ hoàn toàn ngạch học quan; Sắc lệnh 32/S1 ngày 13/9/1945 bãi bỏ hai ngạch quan hành chính và quan tư pháp. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta khẩn trương xây dựng bộ máy Nhà nước cách mạng, trong đó có TAND.

Ở giai đoạn đầu của cách mạng tháng tám, Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 và sau đó bổ sung bằng sắc lệnh số 21 ngày 24/1/1946 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập các TAQS nhằm trừng trị tất cả những người nào xâm hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. TAQS là công cụ chuyên chính của chính quyền cách mạng, được thành lập dựa trên sự phối hợp của các Bộ Quốc phòng, Nội vụ và Tư pháp. Các TAQS ban đầu, chưa phải là tổ chức chuyên trách, thường trực, mà chỉ khi có vụ án thì lập ra TA để xét xử.

TAQS có thẩm quyền xét xử “tất cả những người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Trừ khi phạm nhân là binh sĩ thì thuộc về nhà binh xử theo quân luật” (Điều 2). Ngoài ra “ở những nơi xa các Tòa án Quân sự đã lập rồi, Chính phủ, trong những trường hợp đặc biệt có thể cho Uỷ ban nhân dân địa phương thành lập một toà án quân sự có quyền xử trong một thời kỳ và theo đúng những nguyên tắc định trong sắc lệnh này” (Điều 7). Bản án của TAQS được đem thi hành ngay, người phạm tội không có quyền chống án, trừ trường hợp nếu như bản án tuyên tử hình thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm...

Để tránh việc tranh chấp về thẩm quyền giữa các TA trong Sắc lệnh 33C ngày 26/9/1945 Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 37 ngày 26/9/1945 ấn định địa phương thẩm quyền của các TAQS thiết lập do Sắc lệnh ngày 13 tháng 9 năm 1945 như sau:

TAQS Hà Nội: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Đông, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hưng Yên, Bắc Ninh và Bắc Giang.

TAQS Hải Phòng: thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Kiến An, Quảng Yên và Hải Ninh.

TAQS Thái nguyên: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Sơn La.

TAQS Ninh Bình: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam và Thái Bình. TAQS Vinh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

TAQS Huế: Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam (kể cả Đà Nẵng). TAQS Quảng Ngãi: Các tỉnh Trung bộ ở phía Nam tỉnh Quảng Nam. TAQS Sài Gòn: thành phố Sài Gòn - Chợ lớn và các tỉnh: Gia Định, Tân Bình, Tây Ninh, Biên Hoà, Bà Rịa, Ô Cấp (Cap Saint ques) Gò Công, Tân An và Côn Đảo.

TAQS Mỹ Tho: Các tỉnh khác thuộc Nam Bộ (Điều 1).

Hồ Chí Minh lại ban hành thêm 2 sắc lệnh: Sắc lệnh số 40 ngày 29/9/1945 đặt thêm một TAQS ở Nha Trang xét xử các vụ án ở các tỉnh Khánh Hoà, Đắc Lắc, Haut-Donnai, Phan Rang, Phan Thiết (Điều 2) còn TAQS Quảng Ngãi chỉ phụ trách các tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên (Điều 3); Sắc lệnh số 77 ngày 28/12/1945 đặt thêm một TAQS tại Phan Thiết và thẩm quyền của các TAQS Quảng Ngãi, Nha Trang, Phan Thiết sẽ do Uỷ ban nhân dân Trung Bộ ấn định. Các TA này đã cùng các cơ quan nhà nước khác ngay từ đầu đã phát huy vai trò góp phần không nhỏ trong việc trấn áp kẻ thù, giữ gìn các thành quả của cách mạng đồng thời bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Để tăng cường bộ máy tư pháp, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quy định về mô hình tổ chức hệ thống TA như sau:

- Ở cấp Trung ương: Tòa thượng thẩm có ở ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) đóng tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn có thẩm quyền xét xử những việc kháng cáo bản án sơ thẩm của các TA đệ nhị cấp.

- Ở cấp tỉnh: Các TA đệ nhị cấp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và cấp tương đương có thẩm quyền xét xử chung thẩm những án vi cảnh của TA sơ cấp bị kháng cáo, xét xử sơ thẩm những việc tiểu hình và đại hình. Những việc tiểu hình là những việc có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 5 năm, hay phạt bạc trên 9 đồng.

- Ở cấp huyện: các TA sơ cấp ở các huyện, thị xã, châu, phủ có thẩm quyền xét xử chung thẩm những án phạt bạc từ 0,5 đồng đến 9 đồng, những án xử bồi thường không quá 150 đồng. Có quyền xét xử sơ thẩm những vụ án phạt giam từ 1 đến 5 ngày, những vụ án xử bồi thường quá 150 đồng hoặc những việc xin bồi thường quá số tiền ấy.

Thời kỳ này còn có cấp khu nên có tư pháp khu. Khi xét xử phúc thẩm có hội đồng phúc án của tư pháp khu.

Để phân biệt thẩm quyền của TA, Chính phủ đã ra sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 quy định các TA sơ cấp và đệ nhị cấp có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời cả chung thẩm, còn TA thượng thẩm chỉ xét xử phúc thẩm. Hệ thống TA tư pháp do Bộ Tư pháp quản lý. Bộ trưởng Bộ Tư pháp từng bước quyết định thiết lập dần dần các TA ở các nơi tuỳ điều kiện thuận lợi. Những nơi chưa có điều kiện thành lập TA, việc tư pháp vẫn do uỷ ban hành chính đảm nhiệm.

Ngày 23/8/1946, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 thành lập TA binh lâm thời, trụ sở đặt tại Hà Nội. Các TA binh này đều thuộc quyền quản lý của Uỷ ban kháng chiến - hành chính khu và về chuyên môn do Cục quân pháp - Bộ quốc phòng đảm nhiệm. Thẩm quyền của TA binh là xét xử những quân nhân phạm tội, những người có hành vi gây thiệt hại cho quân đội hoặc có liên quan đến quân đội và các tội phạm xảy ra ở nơi đóng quân của quân đội. Có thể thấy sắc lệnh 163 là một trong những văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tổ chức, thẩm quyền của các TA binh. Đây là văn bản pháp luật làm tiền đề cho việc quy định tổ chức, thẩm quyền của các TAQS hiện nay. Như vậy trong thời gian này, song song tồn tại các loại TA: TAQS, TA binh và hệ thống các TA tư pháp.

Hệ thống TA tư pháp theo sắc lệnh số 13 chỉ tồn tại đến năm 1950. Tuy là TA cách mạng nhưng hệ thống và cơ cấu tổ chức về cơ bản vẫn theo thời Pháp. Trong những năm 50, có những biến đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của TA cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cải cách bộ máy tư pháp, nâng cao vị trí của TA trong bộ máy Nhà nước, Sắc lệnh 85 ngày 22/5/1950 quy định cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Đó là việc xây dựng nền tư pháp nhân dân và mô hình tổ chức hệ thống TA. Các TA theo Sắc lệnh 13 trước đây được đổi tên thành các TAND. Các TA sơ cấp, đệ nhị cấp, TA thượng thẩm được đổi thành TAND huyện, TAND tỉnh và các

TAND liên khu. Hội đồng phúc án đổi thành Tòa phúc thẩm, còn các Phụ thẩm nhân dân được đổi thành Hội thẩm nhân dân. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân có quyền xem xét hồ sơ và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết. Các Thẩm phán được bổ nhiệm là những người có công với cách mạng, thành phần cốt cán có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và lao động. Ngoài ra, trong thời kỳ này còn có các TAQS, TA đặc biệt (TA đặc biệt chỉ được tổ chức trong thời kỳ tiến hành giảm tô và cải cách ruộng đất).

Sắc lệnh 156 ngày 22/10/1950 đã giao cho các TAND liên khu thẩm quyền xét xử những tội phản cách mạng thay thế cho các TAQS.

Đặc biệt do địch đang tạm thời chiếm nhiều vùng trên lãnh thổ nước ta nên Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 157 ngày 17/11/1950 về TA vùng tạm bị địch chiếm đóng “Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm đóng có thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án Quân sự...Về việc hình và hộ, Tòa án nhân dân vùng tạm bị chiếm thuộc quyền điều khiển của Toà án nhân dân tỉnh. Nếu quản hạt của Tòa án nhân dân vùng tạm bị chiếm là một tỉnh thì trực thuộc điều khiển của Tòa án nhân dân liên khu hoặc của Tòa phúc thẩm. Về việc xét xử các việc thuộc thẩm quyền Tòa án quân sự, Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm thuộc quyền điều khiển của Tòa án quân sự liên khu và Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu. Nếu có Tòa án nhân dân liên khu thì thuộc quyền điều khiển của Toà án nhân dân liên khu” (Điều 3). Việc thành lập và mở rộng thẩm quyền cho TAND vùng tạm bị chiếm đã đáp ứng yêu cầu của vùng bị địch tạm chiếm tạo điều kiện cho nhu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm.

Để đảm bảo việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, đẩy kháng chiến đến thắng lợi. Ngày 12/4/1953 Hồ Chủ Tịch đã ra Sắc lệnh số 150 thành lập TAND đặc biệt ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất. Tòa án đặc biệt có nhiệm vụ:

1- Trừng trị những kẻ phản cách mạng, những cường hào gian ác, những kẻ chống lại hoặc phá hoại chính sách ruộng đất.

2- Xét xử những vụ tranh chấp về tài sản, ruộng đất liên quan đến các vụ án trên.

3- Xét xử những vụ tranh cãi về phân định thành phần giai cấp TAND đặc biệt chỉ có nhiệm vụ xét xử trong lúc và ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất. Khi làm xong nhiệm vụ, TAND đặc biệt sẽ giải tán.

TAND đặc biệt không xử những vụ hình và hộ thuộc TAND thường. Những vụ án phản cách mạng phức tạp và phải xét xử lâu dài thì do Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu quyết định chuyển sang TAND thường xét xử (Điều 2).

Sau khi hòa bình lập lại, tháng 4/1958 Quốc hội đã quyết định thành lập TANDTC và Viện công tố nhân dân Trung ương. Hai cơ quan này trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Sau đó ngày 14/12/1958 Thủ tướng Chính phủ có Thông tư số 556/TTg cụ thể hoá nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật bao gồm: Công an, Công tố, TA. Tinh thần các quy định của các văn bản pháp luật này được ghi nhận vào Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức TAND năm 1960.

Trong công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH, thông qua xét xử các vụ án, ngành TA đã góp phần to lớn trong việc bóc trần âm mưu của các phần tử phản cách mạng, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta, gây chia rẽ trong nội bộ nhân dân.

Ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội đã chính thức thông qua bản Hiến pháp mới. Đây là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở nước ta.

Hiến pháp 1959 đã có những sửa đổi cơ bản so với Hiến pháp 1946 theo đó hệ thống tòa án bao gồm:

Tòa án nhân dân tối cao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ công hòa. Trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập tòa án đặc biệt [35, Điều 98].

Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp 1959, ngày 14/7/1960 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua Luật tổ chức TAND năm 1960 trong đó quy định hệ thống TAND gồm có: TAND tối cao, TAND địa phương, TAQS.

Các TAND địa phương gồm có: TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương,TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương, TAND ở các khu vực tự trị. Ở các khu vực tự trị, tổ chức các TAND địa phương sẽ do Hội đồng nhân dân khu vực tự trị quy định, căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp và những nguyên tắc tổ chức TAND quy định trong luật này. Tổ chức các TAQS sẽ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định riêng, căn cứ vào những nguyên tắc tổ chức TAND định trong luật này (Điều 2).

Để kiện toàn tổ chức TAND các cấp và bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ngày 23/3/1961, Ủy ban thường vụ Quốc hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 35 - 102)