Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 104 - 107)

Bộ luật TTHS năm 2003 là văn bản pháp lý cơ bản quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND các cấp. Điều 178 của Bộ luật đã quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn gặp phải một số bất cập cần phải sửa đổi, cụ thể như:

Thứ nhất, Bộ luật TTHS hạn chế nhiều trường hợp vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng mà TA cấp huyện không được xét xử tại điểm c khoản 1 Điều 170 BLHS.

Quy định này chỉ phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ thời kỳ trước khi BLTTHS năm 2015 ban hành. Còn hiện nay cơ sở vật chất cũng như trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện đã được khắc phục, nặng lực thực tế của các cán bộ này cũng đã được nâng cao.

Thực tiễn ở TAND tỉnh Hà Giang cho thấy tỷ lệ án tồn đọng ở TAND cấp huyện rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể, chất lượng xét xử được nâng cao, tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị thấp… Vì vậy, TAND cấp huyện có khả năng sẽ thực hiện tốt thẩm quyền của mình nếu được giao thêm một số thẩm

quyền xét xử, chẳng hạn. Vì vậy, trong tương lai có thể sửa đổi theo hướng tăng thêm thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện.

Do đó, theo chúng tôi, đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XI là tội phạm liên quan đến sự vững mạnh cũng như sự tồn vong của Nhà nước, của chế độ và việc xử lý các tội phạm này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hữu quan khác thì quy định về thẩm quyền xét xử cho cấp tỉnh hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, đối với hầu hết các tội của định tại điểm c khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003, điểm c khoản 1 Điều 268 BLTTHS năm 2015 theo chúng tôi hiện nay là TA cấp huyện đã có khả năng xét xử hầu hết các tội phạm này. Vì vậy, chỉ nên quy định TA cấp huyện không được xét xử một số tội phạm quy định tại điều luật thay vì 21 điều như BLTTHS năm 2015. Cụ thể là các Điều 123 tội giết người; Điều 277 tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay; Điều 278 tội cản trở giao thông đường không; Điều 279 tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không đảm bảo an toàn; Điều 280 tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; Điều 282 tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; Điều 283 tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 284 tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 337 tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước.

Thứ hai,BLTTHS hiện hành cũng như tại BLTTHS năm 2015 quy định: Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi

Với quy định như vậy, sẽ dẫn đến việc tranh chấp hoặc đùn đẩy lẫn nhau giữa các Tòa án nói trên. Mặt khác, việc quy định cả TA nơi đăng ký tàu bay, tàu biển có thẩm quyền xét xử chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, thu thập chứng cứ vì thực tế nếu có tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển mà người phạm tội bị bắt quả tang hay khẩn cấp thì khi tàu bay, tàu biển trở về sân bay, bến cảng đầu tiên ở trong nước, do không có thẩm quyền điều tra vụ án nên người chỉ huy tàu bay, tàu biển phải bàn giao ngay người bị bắt cho cơ quan điều tra ban đầu như: lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản nhận người bị bắt, nhận bàn giao vật chứng (nếu có)... đã được thực hiện ngay khi CQĐT nhận người bị bắt. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp TA nơi có sân bay, bến cảng mà tàu bay, tàu biển trở về đầu tiên không đủ điều kiện để XXST những tội phạm trên tàu bay, tàu biển. Vì vậy, chúng tôi cho rằng không nên quy định cho Tòa án nơi tàu bay, tàu biển đăng ký có thẩm quyền xét xử các tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng Việt Nam để giúp xác định nhanh chóng thẩm quyền điều tra đối với các tội phạm này, nhằm giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ án. Từ những lý do trên, chúng tôi đề nghị sửa đổi Điều 270 BLTTHS năm 2015 theo hướng hủy bỏ quy định có tính lựa chọn như hiện nay. Tức là chỉ quy định thẩm quyền cho một TA nhất định xét xử các tội phạm này. Vì vậy, chỉ nên giao cho TA nơi có sân bay, bến cảng mà tàu bay, tàu biển trở về đầu tiên ở nước xét xử.

Điều 270 nên sửa đổi như sau:

Điều 270. Thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu hay tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam.

Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 104 - 107)