Căn cứ vào hiệu quả kinh tế của hoạt động xét xử và các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 27 - 29)

1.2. Căn cứ quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm

1.2.5. Căn cứ vào hiệu quả kinh tế của hoạt động xét xử và các hoạt

động tố tụng khác

Bất kỳ một hoạt động tố tụng nào cũng phải tính đến yếu tố kinh tế. Phải tính toán sao cho vừa đạt được hiệu quả vừa phải chi phí ở mức thấp

- Chi phí cho hoạt động điều tra: Các vụ án được điều tra ở cấp huyện thì ít tốn kém và có điều kiện thu thập chứng cứ tốt hơn cấp tỉnh, bởi lẽ cơ quan điều tra vừa tiếp cận kịp thời được hiện trường vụ án vừa tiết kiệm được chi phí đi lại trong việc khám nghiệm hiện trường, xác minh thu thập chứng cứ.

- Chi phí cho hoạt động xét xử: Những vụ án được xét xử sơ thẩm ở cấp huyện thì cấp tỉnh xét xử phúc thẩm sẽ giảm được khoản chi phí đi lại ăn ngủ cho hội đồng xét xử phúc thẩm.

Qua đó cho thấy, vụ án càng được xét xử ở TA cấp thấp hơn thì càng cắt giảm được các khoản chi phí cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cũng như của những người tham gia tố tụng, các tổ chức xã hội và công dân khi tham gia tố tụng.

Tóm lại: Để quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm về hình sự của TAND phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan tư pháp nói riêng; căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm; căn cứ vào thực trạng của đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử; căn cứ vào hiệu quả kinh tế của hoạt động xét xử, các hoạt động tố tụng khác. Các căn cứ trên có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau, nhưng đều nằm trong mối quan hệ thống nhất. Vì vậy, nhà làm luật cần phải nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, có những dự báo cần thiết liên quan đến các căn cứ thì mới có khả năng quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND các cấp một cách phù hợp. Trên cơ sở đó đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả của hoạt động tố tụng, là cơ sở để tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, đảm bảo cho việc xét xử chính xác, khách quan các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)