Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 111 - 113)

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thẩm

3.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Tòa án

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay, thì yếu tố cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật là điều kiện quan trọng không thể thiếu để bảo đảm cho hoạt động của một cơ quan, tổ chức. Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của các cơ quan tư pháp, Nghị quyết số 08/NQ-TW đã chỉ rõ:

Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp nhất là ở cấp huyện nhiều nơi trụ sở còn chật chội, phương tiện làm việc vừa thiếu vừa lạc hậu… Tình trạng trụ sở cơ quan làm việc chưa xứng với tầm vóc công việc, chưa thống nhất về kiểu dáng kiến trúc, quy mô xây dựng và công năng sử dụng… Đến nay vẫn còn nhiều đơn vị chưa được xây dựng trụ sở, nơi làm việc và hội trường xét xử. Phương tiện làm việc còn chậm được cải tiến, đổi mới… dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập [14].

Để thực hiện công cuộc cải cách tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu:

Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao [15].

đảm đủ cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án các cấp nói riêng. Để làm được điều đó “Ban cán sự Đảng, Chính phủ chủ trì cùng Ban cán sự Đảng TAND tối cao, VKSND tối cao xác định rõ khoản ngân sách hàng năm cho các cơ quan tư pháp theo hướng tăng thêm để đáp ứng kịp thời, đầy đủ kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cho các cơ quan tư pháp các cấp” (Mục II Điều 3 Nghị quyết 08-NQ/TW).

Việc thay đổi mẫu thiết kế các trụ sở Tòa án nhân dân địa phương từ năm 2004 tuy đã đáp ứng phần nào yêu cầu nhiệm vụ xét xử trong tình hình mới. Nhưng cần có những thay đổi về kiến trúc tạo dựng sự uy nghiêm, bề thế phù hợp với cảnh quan và sự phát triển của từng địa phương. Mặt khác cần có kế hoạch cụ thể rõ ràng trong việc xây dựng mới trụ sở cho những Tòa án cấp huyện mới hình thành do sự chia, tách hoặc thành lập mới các đơn vị hành chính cấp huyện và cả những trụ sở đã xuống cấp, hư hỏng nặng hoặc không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời phải khẩn trương tiến hành công tác tu bổ, sửa chữa, cải tạo các TAND đặc biệt là các TAND ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của TAND cấp huyện cần có phương hướng đầu tư, áp dụng công nghệ thông tin. Trên thế giới nhiều nước đã có sự đầu tư lớn về công nghệ nhằm tạo ra sự đột phá trong hoạt động xét xử mang lại lợi ích thiết thực... Đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho phòng xử án như: camera, máy chiếu... nhằm đảm bảo quá trình tranh tụng ở phiên tòa được khách quan.

Việc đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật cho ngành TA là vô cùng cần thiết nhất là ở cấp huyện. Mỗi TA cấp huyện nên được cung cấp máy tính để giúp cho quá trình lưu trữ hồ sơ, tài liệu và các văn bản pháp luật dễ dàng hơn, thậm chí nên bố trí máy tính tại phòng xử án để Thư ký tiện ghi chép và cung

cấp tài liệu cho những người tiến hành và tham gia tố tụng... đồng thời phải trang bị máy photo và máy in để đáp ứng nhu cầu in sao, tài liệu văn bản. Ngoài ra cần phải lắp đặt các thiết bị âm thanh như micro, loa và máy chiếu trong phòng xét xử để tiện cho việc trình bày chứng cứ và các tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)