Mối quan hệ giữa quyền con ngƣời vớimôi trƣờng trong lành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành theo hiến pháp 2013 (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Nhận thức chung về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành

1.1.2. Mối quan hệ giữa quyền con ngƣời vớimôi trƣờng trong lành

Trên thế giới, từ năm 1972, tại nguyên tắc 1 Tuyên bố Stockholm đã thiết lập nền tảng cho mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng trong lành: “con ngƣời có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trƣờng trong lành, bình đẳng cho phép con ngƣời có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc”. Tại Việt Nam, khi ghi nhận quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành trong Hiến pháp 2013, cũng có nghĩa Nhà nƣớc đã khẳng định quyền con ngƣời không thể tách rời yếu tố môi trƣờng trong lành, qua đó, đã phản ánh một bƣớc tiến lớn, thể hiện việc mở rộng và phát triển quyền con ngƣời. Mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng trong lành thể hiện qua hai khía cạnh sau:

1.1.2.1. Môi trƣờng trong lành là điều kiện để thực hiện quyền con ngƣời

Chức năng của môi trƣờng tự nhiên là tạo cân bằng sinh thái nhằm duy trì sự sống và hoạt động bình thƣờng của con ngƣời cũng nhƣ sinh vật cung cấp không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi; cung cấp các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và cuộc sống hiện đại của con ngƣời; môi trƣờng cũng là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải... của con ngƣời và sinh vật. Với chức năng đó, một môi trƣờng trong lành, không bị ô nhiễm là cơ

sở, nền tảng thiết yếu nhất để thực hiện quyền con ngƣời.Có thể khẳng định, khi môi trƣờng trong lành không đƣợc đảm bảo, thì những quyền con ngƣời nhƣ quyền sống, quyền về sức khỏe, quyền về nƣớc, quyền làm việc, kiếm kế sinh nhai… khó có thể đƣợc thực hiện. Bởi vì, khi môi trƣờng ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất và mất an toàn đối với các sản phẩm cây trồng, nhiều bệnh tật xuất hiện do thực phẩm bị nhiễm độc gây ra ví dụ nhƣ ung thƣ và tim mạch. Ô nhiễm môi trƣờng cũng cản trở quyền đƣợc tiếp cận với nƣớc sạch của con ngƣời, bởi sử dụng nƣớc không hợp vệ sinh cũng là mầm mống của dịch bệnh. Ô nhiễm không khí là tác nhân nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con ngƣời, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thƣ ở ngƣời. Việc phá hủy môi trƣờng đồng nghĩa với việc tƣớc đi quyền làm việc của nhiều ngƣời, vì ô nhiễm các dòng sông, ngòi, kênh, mƣơng đẩy những ngƣời sống bằng nghề đánh bắt cá mất việc làm… Trên thực tế, môi trƣờng bị ô nhiễm đã và đanggây ra rất nhiều hệ lụy dẫn đến việc thụ hƣởng các quyền con ngƣời ngay cả những quyềncơ bản nhất là quyền sống, quyền về sức khỏe bị đe dọa,thậm chí, không thể thực hiện đƣợc.

1.1.2.2. Thực hiện tốt quyền con ngƣời là điều kiện để có môi trƣờng trong lành

Ngƣợc lại, thực hiện tốt quyền con ngƣời cũng là điều kiện để có môi trƣờng trong lành: nếu con ngƣời phải sống trong điều kiện các quyền cơ bản không đƣợc đảm bảo, phải lo lắng về những vấn đề tối thiểu nhất nhƣ cái ăn, cái mặc thì không thể đòi hỏi họ có ý thức bảo vệ môi trƣờng, nói rộng hơn, đối với một quốc gia, khi điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đôi lúc ngƣời lãnh đạo của quốc gia đó cũng phải chấp nhận vì lợi ích kinh tế mà bỏ qua các vấn đề về môi trƣờng. Thực tiễn cho thấy, khi các quyền con ngƣời nhƣ quyền có sức

khỏe, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị…đƣợc đảm bảo, ngƣời dân sẽ có điều kiện quan tâm hơn, có ý thức hơnđể nói lên đƣợc tiếng nói của mình đối với các quyết định, chính sách của Nhà nƣớc về các vấn đề môi trƣờng,đặc biệt là những ngƣời trực tiếp phải gánh chịu sự tác động và ảnh hƣởng bởi sự ô nhiễm môi trƣờng; qua đó, tích cực hơn trong việc tham gia và góp phần bảo đảm và giữ gìn môi trƣờng trong lành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành theo hiến pháp 2013 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)