7. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực tiễn việc thực thi pháp luật trong bảo đảm quyền đƣợc sống trong mô
2.3.1. Khái quát về các văn bản pháp luật về lĩnh vực bảo đảm quyền đƣợc sống
đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp 2013
Có thể nói, những điểm mới về quyền con ngƣời trong Hiến pháp 2013 là cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng, định hƣớng cho những thay đổi của luật pháp nƣớc ta tới đây về quyền con ngƣời nói chung, cũng nhƣ quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành nói riêng, góp phần làm giảm bớt những sai sót của quá trình thực thi pháp luật, đặc biệt là do những cá nhân cụ thể trong quá trình thực thi pháp luật gây ra. Hiến pháp 2013 ra đời đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc để bảo đảm việc thực hiện quyền con ngƣờitrên thực tế. Những điểm mới đƣợc quy định trong Hiến pháp về quyền con ngƣời là sự tổng kết, chắt lọc từ thực tiễn gần 30 năm đổi mới, thực hiện những cam kết quốc tế và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới những quy định của luật để hiện thực hóa quyền con ngƣời.
Cấu thành của cơ chế này bao gồm: hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con ngƣời về môi trƣờng, có thể kể đến: Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nƣớc, Luật Bảo vệ rừng, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hình sự… và hệ thống bộ máy cơ quan chuyên trách từ
cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp kết hợp với nhau tạo nên một cơ chế vững chắc, thực hiện những nghĩa vụ của nhà nƣớc nhằm bảo đảm, thúc đẩy quyền con ngƣời về môi trƣờng.Các thể chế pháp lý (các quy định pháp luật về cơ chế bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành); Các thiết chế pháp lý (các cơ quan nhà nƣớc, nhƣ: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tƣ pháp; các cơ quan thuộc tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp) và mối quan hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố trong cơ chế pháp lý bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.
2.3.1.1. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014
Sau khi Hiến pháp 2013 đƣợc ban hành với rất nhiều nội dung liên quan đến quyền con ngƣời nói chung cũng nhƣ quyền con ngƣời với môi trƣờng nói riêng, để bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành đƣợc thực thi, Đảng, Nhà nƣớc và Quốc hội đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết và hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng mà quan trọng nhất là Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 - lần đầu tiên Luật đã cụ thể hóa quy định “mọi ngƣời có quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng”:
Trên tinh thần của Hiến pháp 2013, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 đã kế thừa và khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005, luật hóa chủ trƣơng của Đảng, quy định cụ thể hơn nội dung bảo vệ môi trƣờng trong các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh, nhất là trách nhiệm của chủ đầu tƣ và ngƣời đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đồng thời bổ sung một số nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn mới nhƣ: tăng trƣởng xanh, biến đổi khí hậu, an ninh môi trƣờng...; hài hòa các quy định của Luật và các cam kết quốc tế về môi trƣờng thể hiện tại các điều
ƣớc quốc tế về môi trƣờng mà Việt Nam đã ký kết, tham gia; coi phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng là nhiệm vụ chính, phù hợp với đặc điểm của khoa học môi trƣờng nhƣ các yếu tố môi trƣờng có mối liên kết hữu cơ với nhau, không chia cắt theo địa giới hành chính; bảo đảm tính hệ thống, toàn diện, khoa học và thực thi của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 gồm 20 chƣơng và 170 điều, so với Luật bảo vệ môi trƣờng 2005 (Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 gồm 15 chƣơng với 136 điều [20]) có những điều chỉnh quan trọng nhằm bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành:
Về nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng (Điều 4) đã đƣợc bổ sung các nội dung nhƣ: Bảo vệ môi trƣờng phải gắn kết với bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải; bảo vệ môi trƣờng phải gắn kết với bảo đảm quyền của trẻ em, thúc đẩy giới và bảo đảm mọi ngƣời có quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Các chƣơng, điều của Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 đã đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc này.
Về chính sách bảo vệ môi trƣờng (Điều 5) quy định 11 nội dung trong đó, bổ sung chính sách về nguồn vốn đầu tƣ, yêu cầu bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trƣờng trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trƣởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trƣờng đƣợc quản lý thống nhất và ƣu tiên cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trƣờng (Khoản 5); gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên với ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trƣờng; nhà nƣớc ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có những đóng góp tích cực trong bảo vệ môi trƣờng.
Về những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7), nội dung khác biệt trong quy định những hành vi bị nghiêm cấm giữa hai luật là: Luật bảo vệ môi trƣờng năm
2014 cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vƣợt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của ngƣời có thẩm quyền để làm trái về quản lý môi trƣờng (Khoản 16 Điều 7). Nhƣ vậy, hành vi bị nghiêm cấm không chỉ ở những đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc mà còn là các đối tƣợng quản lý nhà nƣớc.
Về ứng phó với biến đổi khí hậu (Chƣơng IV): Ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều nội dung đã đƣợc quy định tại một số luật chuyên ngành nhƣ Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nƣớc, Luật Đa dạng sinh học… Nhƣ vậy, lần đầu tiên chúng ta luật hóa những quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu trong mối liên quan chặt chẽ với bảo vệ môi trƣờng.
Về bảo vệ môi trƣờng đất (Mục 3) so với Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 không có điều khoản riêng về bảo vệ môi trƣờng đất. Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 có mục về bảo vệ môi trƣờng đất, bao gồm 03 điều, trong đó có quy định chung về bảo vệ môi trƣờng đất, quản lý môi trƣờng đất và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đất. Theo các quy định này, mọi hoạt động có sử dụng đất phải xem xét đến môi trƣờng đất và có giải pháp bảo vệ môi trƣờng đất; các tổ chức, cá nhân đƣợc giao sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng đất; gây ô nhiễm môi trƣờng đất phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trƣờng đất. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm soát ô nhiễm đất để bảo đảm các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm đất phải đƣợc xác định, kiểm soát; cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng có trách nhiệm tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đất; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm đất tại cơ sở. Vì tầm quan trọng và tính phức tạp của kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đất nên các quy định này sẽ đƣợc chi tiết hóa
trong Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014.
Về bảo vệ môi trƣờng không khí (Mục 4): Chất lƣợng môi trƣờng không khí, ô nhiễm môi trƣờng không khí không chỉ bao hàm bụi, khí thải, khí gây hiệu ứng nhà kính. Môi trƣờng không khí ô nhiễm của các nƣớc đang phát triển đã chứng minh rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính tác hại đến con ngƣời. Vì vậy, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 đã có mục riêng về lĩnh vực này, bao gồm những quy định chung về bảo vệ môi trƣờng không khí; quản lý chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh; kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí trên cơ sở kế thừa quy định về Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 có mục về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo các quy định mới trong Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014, các nguồn phát thải khí vào môi trƣờng phải đƣợc đánh giá và kiểm soát; tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải khí tác động xấu đến môi trƣờng phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lƣợng môi trƣờng không khí. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí, chủ yếu là quan trắc, thống kế, đánh giá, xả thải bảo đảm khả năng chịu tải của môi trƣờng không khí.
Về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Chƣơng VII) Đối với việc bảo vệ môi trƣờng tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Trong Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 đã có quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (Điều 36) nhƣng chƣa có các quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với các hình thức tổ chức khác đang phổ biến và phát triển mạnh ở nƣớc ta trong những năm gần đây nhƣ các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao,…Vì vậy, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định về bảo vệ môi trƣờng khu kinh tế (Điều 65), bảo vệ môi trƣờng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Điều 66), bảo vệ môi trƣờng cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (Điều 67), trong đó quy định rõ chức năng của cơ quan quản lý bảo vệ môi trƣờng, tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở này. Luật giao Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong bảo vệ môi trƣờng tại các loại hình tổ chức sản xuất nêu trên.
Về quan trắc môi trƣờng (Chƣơng XII): với mục tiêu xây dựng một hệ thống quan trắc môi trƣờng quốc gia thống nhất và toàn diện, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 có một chƣơng riêng về quan trắc môi trƣờng, quy định các thành phần môi trƣờng và chất phát thải cần đƣợc quan trắc, chƣơng trình quan trắc, các loại tổ chức và hoạt động thuộc hệ thống quan trắc trên cơ sở tách nội dung quan trắc môi trƣờng và thông tin về môi trƣờng đƣợc quy định trong 01 chƣơng (Chƣơng X) của Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005.
Đặc biệt, về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng (Chƣơng XIV): Để nhấn mạnh trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 tách nội dung trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc thành một chƣơng riêng (Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 quy định trong một chƣơng với trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên), trong đó quy định nội dung quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại Điều 139; quy định Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch,
chƣơng trình, đề án quốc gia về bảo vệ môi trƣờng. Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định các bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang bộ chỉ chủ trì, phối hợp với Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xây dựng, ban hành thông tƣ, thông tƣ liên tịch về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý. Với các quy định này, trách nhiệm của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng lớn hơn, phức tạp hơn nhƣng sẽ giúp cho việc quản lý nhà nƣớc có tính thống nhất và toàn diện.
Về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng dân cƣ trong bảo vệ môi trƣờng (Chƣơng XV). Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 chỉ có 01 điều quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Điều 124), Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 đã tích hợp các nội dung trên, mở rộng đối tƣợng và nội dung về trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp và đặc biệt là cộng đồng dân cƣ tại một chƣơng riêng. Theo các quy định này, các tổ chức nói trên và cộng đồng dân cƣ có trách nhiệm và quyền hạn rộng hơn, góp phần quan trọng vào việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng và vai trò của ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng đƣợc phát huy tốt hơn.
Về bồi thƣờng thiệt hại về môi trƣờng (Chƣơng XIX): Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 có quy định mới về nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân gây ô nhiễm môi trƣờng (Điều 164), trong đó quy định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của tổ chức mình.
Để tổ chức triển khai thi hành Luật có hiệu quả, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn mới, vì sự phát triển
bền vững đất nƣớc và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, cần triển khai thực hiện các công việc sau:
Một là, ban hành các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng, Nghị định quy định về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, Nghị định quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, tập trung kiểm tra, rà soát các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đang có hiệu lực thi hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với các quy định của Luật bảo vệ môi trƣờng. Hoàn thành việc rà soát, báo cáo Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ
Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá, theo dõi tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trên phạm vi toàn quốc nhằm đánh giá hiệu quả triển khai thi hành Luật bảo vệ môi trƣờng,đánh giá chất lƣợng của hệ thống văn bản về bảo vệ môi trƣờng; nắm bắt tình hình thực tế, thuận lợi, khó khãn trong việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trƣờng khi triển khai trên thực tế;đánh giá hiệu quả về nhận thức, ý thức, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả chất lƣợng của cán bộ, công chức khi thi hành pháp luật về môi trƣờng; thông qua tình hình thực tế để tiếp tục triển khai những biện pháp tãng cƣờng hiệu quả thi hành Luật bảo vệ môi trƣờng, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật và biện pháp để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
2.3.1.2. Các văn bản pháp luật khác về lĩnh vực bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp 2013.
Ngoài Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, để bảo đảm việc triển khai thực hiện việc bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp 2013, rất nhiều văn bản đã đƣợc ban hành:
Đầu tiên phải đề cập đến các chủ trƣơng, nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc quy định tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề