7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung cơ bản của quyền con ngƣời về môi trƣờng
1.2.2. Nhóm quyền thủ tục
1.2.2.1. Quyền tiếp cận thông tin về môi trƣờng
Quyền tiếp cận thông tin (tiếp cận thông tin) là một trong 3 quyền cơ bản đƣợc nhắc đến trong Nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio-92 và đƣợc khẳng định lại tại Hội nghị Thƣợng đỉnh về Phát triển bền vững tại Johanesburg năm 2002. Có bảo đảm đƣợc quyền tiếp cận thông tin của công chúng thì Nhà nƣớc mới huy động đƣợc sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong bảo vệ môi trƣờng, mà sự tham gia của công chúng là một trong những yếu tố quyết định thành công của công tác bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững đất nƣớc.
Nguyên tắc 10 đã nêu tầm quan trọng của các quyền của công chúng tiếp cận thông tin về môi trƣờng, tham gia vào các quyết định về môi trƣờng và tiếp cận tƣ pháp. Năm 2002, các nƣớc trên thế giới đã tái khẳng định cam kết thực hiện nguyên tắc này tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tại Johannesburg.
Năm 1998, tại Hội nghị Bộ trƣởng lần thứ tƣ về "Môi trƣờng cho Châu Âu" diễn ra tại thành phố Aarhus, Công ƣớc về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận tƣ pháp về các vấn đề môi trƣờng (Công ƣớc Aarhus) đã đƣợc ký kết với sự tham gia của 39 nƣớc và Cộng đồng Châu Âu. Mục tiêu của Công ƣớc là "góp phần vào việc bảo vệ quyền của mọi ngƣời thuộc các thế hệ hiện tại và tƣơng lai đƣợc sống trong một môi trƣờng thích hợp với sức khoẻ và phúc lợi của họ"
Tiếp cận thông tin về môi trƣờng đƣợc quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Công ƣớc, cụ thể là: Một, quyền của công chúng đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin mà các cơ quan có thẩm quyền nắm giữ (bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải cung cấp thông tin). Hai, sự bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền thu thập,
sắp xếp, xử lý và chủ động phổ biến thông tin. Hai yếu tố này đều là cơ bản và bổ sung cho nhau trong một chế độ thông tin có hiệu quả.
Về mặt thụ động, theo Công ƣớc, các cơ quan có thẩm quyền cần phải đáp ứng yêu cầu về thông tin môi trƣờng trong phạm vi một tháng (hai tháng đối với những trƣờng hợp đặc biệt), kể từ khi có yêu cầu và không đƣợc bắt ngƣời có yêu cầu phải giải thích về sự cần thiết về thông tin đó. Hiển nhiên, có những trƣờng hợp mà theo quy định, thông tin có thể không đƣợc cung cấp, thí dụ nhƣ thông tin đƣợc yêu cầu không có, yêu cầu đƣa ra quá tổng quát, thông tin đó đƣợc bảo vệ do bí mật thƣơng mại và quyền sở hữu trí tuệ... Các cơ quan thẩm quyền có thể yêu cầu trả tiền cung cấp thông tin nhƣng phải trên cơ sở hợp lý.
Về mặt chủ động, các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm thu thập và cập nhập thông tin để thông tin đó đƣợc minh bạch và có thể tiếp cận đƣợc; chủ động phổ biến một số loại thông tin nào đó, ví dụ nhƣ công bố các báo cáo về hiện trạng môi trƣờng (khoảng cách giữa các lần công bố không đƣợc quá 4 năm). Trong trƣờng hợp có sự đe dọa sắp xảy ra về sức khoẻ hay môi trƣờng (ví dụ: sau một sự cố hạt nhân), việc cung cấp thông tin cần phải đƣợc thực hiện ngay lập tức.
Quyền tiếp cận thông tin là quyền quan trọng của con ngƣời đƣợc ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, nhƣ: Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời; Công ƣớc quốc tế quyền con ngƣời về chính trị và dân sự; Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em; Chƣơng trình hành động chống tham nhũng dành cho châu Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng... Là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cũng ghi nhận quyền đƣợc thông tin của công dân trong Hiến pháp 1992 và hiện đang thể chế trong Dự luật Tiếp cận thông tin.
1.2.2.2. Quyền tham gia giải quyết vấn đề môi trƣờng
Theo Tuyên bố Rio, sự tham gia của dân chúng bao gồm cả các quy định về sự tham gia của các thành phần dân cƣ khác nhau, nhƣ phụ nữ (Nguyên tắc 20), thanh niên (Nguyên tắc 21), ngƣời bản xứ và cộng đồng địa phƣơng (Nguyên tắc 22). Sự tham gia của công chúng cũng đƣợc nhấn mạnh trong chƣơng trình nghị sự 21 và khẳng định là một trong những điều kiện tiên quyết cơ bản để đạt đƣợc sự phát triển bền vững là sự tham gia rộng rãi của công chúng trong việc ban hành quyết định. sự tham gia của công chúng trong các kế hoạch, các chƣơng trình và chính sách liên quan đến môi trƣờng (Điều 7); sự tham gia của công chúng trong quá trình chuẩn bị điều chỉnh các luật hoặc các văn bản quy phạm có tính ràng buộc pháp lý có thể áp dụng chung (Điều 8).
Nguyên tắc 10 đƣợc thông qua tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về môi trƣờng và phát triển năm 1992 nhấn mạnh: "Vấn đề môi trƣờng phải đƣợc giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp". Chƣơng trình nghị sự 21 cũng kêu gọi các chính phủ và các nhà lập pháp thiết lập các thủ tục hành chính và tƣ pháp để khôi phục pháp luật và chỉnh sửa các hành động tác động đến môi trƣờng, trái pháp luật hoặc vi phạm các quyền theo luật; cung cấp quyền tiếp cận đối với cá nhân, các nhóm và các tổ chức với lợi ích pháp lý đƣợc công nhận.
Điều 6 khoản 2 Công ƣớc Aarhus quy định sự tham gia của công chúng trong các quyết định về từng hoạt động môi trƣờng cụ thể. Khoản 3 quy định cụ thể về các thủ tục tham gia của công chúng sẽ bao gồm một khung thời gian hợp lý cho các giai đoạn khác nhau, để công chúng chuẩn bị và tham gia một cách hiệu quả trong suốt quá trình ra các quyết định về môi trƣờng. Điều 7 Công ƣớc Aarhus quy định về sự tham gia của công chúng trong các kế hoạch, các chƣơng
trình và các chính sách liên quan đến môi trƣờng. Điều 8 quy định về sự tham gia của công chúng trong quá trình chuẩn bị điều chỉnh các luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật có tính ràng buộc pháp lý có thể áp dụng chung.
Bảo đảm quyền tham gia của công chúng trong việc ban hành các quyết định về môi trƣờng: Các quyết định có liên quan tới môi trƣờng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe cộng đồng dân cƣ, trƣớc hết là những ngƣời sinh sống xung quanh. Vì vậy, sự tham gia của dân chúng, có tiếng nói của dân chúng sẽ làm cho các quyết định, chính sách về môi trƣờng trƣớc khi ban hành giảm thiểu sai sót và đƣợc sự ủng hộ của dân chúng. Có tiếng nói đồng thuận thì dân chúng dễ dàng tiếp nhận và thực hiện chính sách. Thực tiễn ở Việt Nam, do thiếu thông tin, hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác nên nhiều khi quyết định của chính quyền đối với các dự án đầu tƣ là hợp lý, công ty đã đi vào sản xuất kinh doanh, đánh giá tác động môi trƣờng bảo đảm, nhƣng dân chúng vẫn kiên quyết kiến nghị chính quyền phải cho công ty, nhà máy di dời đi nơi khác. Điều này làm thiệt hại cho cả nhà nƣớc và doanh nghiệp. Chính vì vậy, bảo đảm sự tham gia của dân chúng là rất quan trọng đối với các quyết định, chính sách của chính phủ có liên quan tới vấn đề môi trƣờng.
1.2.2.3. Quyền tiếp cận tƣ pháp về môi trƣờng
Quyền tiếp cận tƣ pháp đƣợc nêu trong Nguyên tắc 13 của Tuyên bố Rio- 92: các nƣớc cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thƣờng cho những nạn nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trƣờng khác. Các quốc gia cũng cần hợp tác một cách khẩn trƣơng và kiên quyết hơn để phát triển luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thƣờng về những tác hại môi trƣờng do những hoạt động trong phạm vi quyền hạn hay kiểm soát của họ gây ra cho những vùng ngoài phạm vi quyền hạn của họ. Các quốc gia phải bảo đảm bất kỳ cá nhân nào
xem xét yêu cầu của mình về thông tin đƣợc quy định tại Điều 4 đã bị bỏ qua, bị từ chối phi lý một phần hoặc toàn bộ, không đƣợc trả lời đầy đủ, hoặc trƣờng hợp không đƣợc giải quyết theo các quy định của điều khoản đó, có thể tiếp cận với các thủ tục xem xét lại trƣớc khi tòa án hay cơ quan độc lập đƣợc thành lập theo luật để giải quyết.
Quyền tiếp cận tƣ pháp: Quyền tiếp cận tƣ pháp là thủ tục quan trọng giúp công dân tìm kiếm sự hỗ trợ của luật pháp khi quyền tiếp cận của họ bị từ chối hay trong trƣờng hợp quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm và cụ thể có thiệt hại do tác động của môi trƣờng gây ra. Việc thực hiện quyền tiếp cận tƣ pháp của công chúng rất quan trọng vì nó giúp cho công chúng đƣợc quyền có tiếng nói của mình trong quá trình xử lý các vi phạm hoặc đền bù thiệt hại về môi trƣờng. Công dân có thể tiến hành khiếu kiện vì thiếu các thông tin môi trƣờng (quyền tiếp cận thông tin bị từ chối), hoặc tiếp cận tƣ pháp của cộng đồng trong trƣờng hợp bị từ chối tham gia (quyền tham gia bị từ chối); tiếp cận tòa án, yêu cầu đền bù thiệt hại môi trƣờng.