7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung cơ bản của quyền con ngƣời về môi trƣờng
1.2.1. Nhóm các quyền thiết yếu
1.2.1.1. Quyền đƣợc sống trong bầu không khí không bị ô nhiễm;
Bầu không khí không bị ô nhiễm có thể hiểu là không khí sạch, đạt chuẩn, để con ngƣời và sinh vật có thể sống thoải mái, khỏe mạnh. Quyền đƣợc sống trong bầu không khí không bị ô nhiễm cần đƣợc tôn trọng và bảo vệ, vì ô nhiễm không khí không chỉ tổn thất cho phát triển kinh tế, phá hủy các thành tựu tăng trƣởng, dẫn tới gia tăng nghèo đói, phân hóa và bất bình đẳng xã hội, mà còn gây nhiều bệnh tật nguy hiểm, tổn hại sức khỏe và đe dọa tính mạng của con ngƣời. Ô nhiễm không khí là tác nhân nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con ngƣời. Tháng 10/2013, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thƣ ở ngƣời.
Trên thực tế, quyền đƣợc sống trong một môi trƣờng không bị ô nhiễm, có một bầu không khí đạt chuẩn và bảo đảm cho sức khỏe gắn bó chặt chẽ với trách
hội của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trƣờng, cùng với nó là trách nhiệm của mọi chủ thể trong xã hội. Nhà nƣớc có nghĩa vụ quản lý (khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải thiện) bầu không khí hiệu quả. Trong hoạt động sinh hoạt và phát triển kinh tế của các cá nhân, tổ chức thƣờng có xu hƣớng tác động tiêu cực tới bầu không khí xung quanh, vì lợi ích, họ có thể không quan tâm đến việc hạn chế ô nhiễm không khí. Vì vậy, rất cần có vai trò quản lý nhà nƣớc để điều chỉnh hành vi của tất cả mọi thành viên, cá nhân và tổ chức trong một cộng đồng, một quốc gia dân tộc. Nhà nƣớc bằng cách đƣa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội để điều khiển, chi phối hành vi của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động phát triển nhằm bảo vệ chất lƣợng không khí. Nhà nƣớc bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, với việc nghiêm cấm các hành vi gây ô nhiêm không khí cũng nhƣ các chế tài xử lý và với bộ máy thanh, kiểm tra của mình để buộc mọi cá nhân và tổ chức phải chấp hành pháp luật, có những hành động tôn trọng và bảo vệ môi trƣờng. Nhà nƣớc đƣa ra các chính sách kinh tế, tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế từ đó ảnh hƣởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hƣớng có lợi cho môi trƣờng không khí. Thông qua việc thực hiện các biện pháp này, Nhà nƣớc đã thúc đẩy các hành vi hạn chế ô nhiễm không khí, từ đó đảm bảo quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của tất cả mọi ngƣời.
1.2.1.2. Quyền đƣợc tiếp cận nƣớc sạch;
Quyền tiếp cận nƣớc sạch bảo đảm rằng mọi ngƣời có thể tiếp cận với nguồn cung cấp nƣớc một cách đầy đủ, an toàn, có thể chấp nhận và chi trả đƣợc cho cuộc sống của cá nhân và gia đình. Đƣợc cấp nƣớc sạch một cách thích đáng là điều kiện cần thiết để chống lại nguy cơ tử vong do việc nhiễm trùng, giảm
nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nƣớc và cung cấp nƣớc cho việc tiêu thụ, nấu nƣớng, cũng nhƣ cho các nhu cầu vệ sinh cá nhân và các hộ gia đình.
Quyền tiếp cận với nƣớc đƣợc quy định trong hàng loạt các văn kiện quốc tế về quyền con ngƣời. Điều 5 Công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, Điều 24 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em năm 1989... và trong nhiều điều ƣớc quốc tế khác nhƣ các điều 20, 26, 29 và 46 của Công ƣớc Giơ-ne-vơ năm 1949 về bảo vệ dân thƣờng trong chiến tranh; các Điều 54 và 55 Nghị định thƣ bổ sung năm 1977; các Điều 5 và 14 trong Nghị định thƣ bổ sung II năm 1977; trong Lời mở đầu Chƣơng trình Hành động về nƣớc thông qua tại Hội nghị của LHQ; Chƣơng trình nghị sự 21, các đoạn 18-47, Báo cáo của Hội nghị LHQ về môi trƣờng và phát triển; Tuyên bố Dublin về nƣớc và phát triển bền vững, Hội nghị quốc tế về nƣớc và môi trƣờng... Các quốc gia thành viên phải thực hiện đầy đủ quyền này, và phải thực hiện các biện pháp thích hợp: chống bệnh tật và nạn suy dinh dƣỡng, lồng ghép trong khuôn khổ chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẳng hạn nhƣ có tính đến nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng thông qua việc áp dụng các công nghệ sẵn có và cung cấp thức ăn đầy đủ, bảo đảm dinh dƣỡng và nƣớc uống sạch.
Theo Bình luận chung số 15 của Ủy ban về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên Hợp Quốc:
Quyền về nƣớc gồm cả các quyền tự do và sự cho phép. Các quyền tự do bao gồm quyền duy trì sự tiếp cận với các nguồn cung cấp nƣớc hiện có cần thiết đối với quyền đƣợc sử dụng nƣớc, quyền không bị can thiệp, nhƣ quyền không bị tùy tiện cắt hoặc làm ô nhiễm các nguồn cung cấp nƣớc. Ngƣợc lại, sự cho phép gồm quyền đƣợc tiếp cận với hệ thống cung cấp nƣớc và quản lý cung cấp, cơ hội ngang
nhau cho ngƣời dân đƣợc hƣởng quyền đƣợc sử dụng nƣớc [32, mục 10].
Theo Điều 11, khoản 1 và 12 của Công ƣớc về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các yếu tố của quyền tiếp cận nƣớc phải phù hợp với nhân phẩm, cuộc sống và sức khỏe con ngƣời. Do vậy, quyền tiếp cận nƣớc không nên hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ đề cập đến việc đƣợc cung cấp đầy đủ về số lƣợng thể tích và kỹ thuật, ngƣợc lại quyền này hàm ý là nƣớc phải đƣợc coi nhƣ là một dạng hàng hóa xã hội và văn hóa chứ không đơn thuần là một loại hàng hóa kinh tế. Cách thức hƣởng thụ quyền tiếp cận với nƣớc cũng phải mang tính bền vững nhằm bảo đảm có thể dành nguồn nƣớc cho các thế hệ tƣơng lai
Ủy ban quyền kinh tế, xã hội cho rằng, khả năng cung cấp nƣớc cho ngƣời dân là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, tuy nhiên những tiêu chuẩn sau đây cần phải đƣợc áp dụng:
Bảo đảm tính sẵn có: Việc cung cấp nƣớc cho ngƣời dân phải liên tục và đủ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân và mỗi gia đình. Những nhu cầu này, trƣớc hết bao gồm nƣớc uống, nƣớc dùng để vệ sinh cá nhân, giặt quần áo, nấu ăn, và vệ sinh cho gia đình. Lƣợng nƣớc cung cấp cho mỗi ngƣời phải phù hợp với các hƣớng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
Bảo đảm chất lƣợng: Nƣớc dùng cho mỗi cá nhân và gia đình phải an toàn, không chứa các vi chất, hợp chất hóa học nguy hiểm đến sức khỏe con ngƣời. Hơn nữa, nƣớc dùng cho cá nhân và gia đình phải có màu, mùi, vị chấp nhận đƣợc.
Có thể tiếp cận: Mọi ngƣời, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, theo pháp luật của quốc gia thành viên, đều có thể tiếp cận với nƣớc, các điều kiện và dịch vụ về nƣớc. Tính có thể tiếp cận có bốn khía cạnh giao nhau: Một là, tiếp
cận trực tiếp: Nƣớc và các điều kiện, dịch vụ về nƣớc phải bảo đảm tính an toàn cho mọi nhóm dân cƣ. Nƣớc đầy đủ, an toàn và chấp nhận đƣợc phải đƣợc đƣa đến từng hộ gia đình, trƣờng học, công sở và các cơ sở khác. Tất cả các phƣơng tiện và dịch vụ về nƣớc phải đủ về số lƣợng, chấp nhận đƣợc về văn hoá, và phù hợp với các yêu cầu về giới tính, tuổi tác và sự riêng tƣ. An ninh cơ học không nên bị đe doạ trong quá trình tiếp cận với các phƣơng tiện và dịch vụ về nƣớc. Hai là, tiếp cận kinh tế: Nƣớc, các điều kiện và dịch vụ về nƣớc, cần phải trong khả năng chi trả của mọi ngƣời. Các chi phí và giá cả trực tiếp, gián tiếp liên quan đến nƣớc an toàn phải ở mức chi trả đƣợc và không đƣợc làm tổn hại hay đe doạ đến việc hƣởng thụ các quyền khác đƣợc ghi nhận trong Công ƣớc. Ba là, tính không phân biệt: Nƣớc và các điều kiện và dịch vụ về nƣớc cần phải tiếp cận đƣợc đối với tất cả mọi ngƣời, bao gồm cả các nhóm dễ tổn thƣơng và ngoài lề xã hội, xét cả trên phƣơng diện thực tế và theo pháp luật, không có sự phân biệt dựa trên bất cứ cơ sở nào. Bốn là, tiếp cận thông tin: Cách tiếp cận bao gồm quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin liên quan đến các vấn đề về nƣớc.
1.2.1.3. Quyền tiếp cận đất đai.
Tiếp cận đất đai là quyền thuộc nhóm quyền nội dung, đƣợc ghi nhận trong Dự thảo Tuyên ngôn về quyền con ngƣời và môi trƣờng 1994. Trƣớc đó đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng đói nghèo và ngƣời lao động không có đất sản xuất.
Đất đai là một nguồn lực tự nhiên quan trọng bậc nhất đối với sinh kế bền vững ở nông thôn. Có một mối quan hệ mật thiết và trực tiếp giữa tiếp cận đất đai và sinh kế. Nhƣng thực tế cho thấy vẫn tồn tại sự bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Nguyên nhân xuất phát từ hoạt động quản lý, sử dụng đất không hiệu
quả, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển.
Trƣớc Dự thảo Tuyên ngôn về quyền con ngƣời và môi trƣờng 1994, Luật pháp quốc tế về quyền con ngƣời không quy định một cách rõ ràng quyền tiếp cận đất đai là quyền con ngƣời. Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy, quyền sử dụng đất và cải cách ruộng đất là trung tâm của việc thực hiện quyền con ngƣời. Thực hiện các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho thấy mối quan hệ trực tiếp với đất đai, chẳng hạn nhƣ quyền đƣợc bảo đảm lƣơng thực, nhà ở, quyền có cuộc sống đầy đủ, các quyền văn hóa, quyền dân tộc bản địa và những quyền khác. Có thể liệt kê nội dung của một số Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời có liên quan đến tiếp cận đất đai nhƣ:
Điều 17 Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con ngƣời 1948 với hàm ý khẳng định mọi ngƣời đều có quyền sở hữu bất động sản nhƣ là quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc tài sản sở hữu chung với những ngƣời khác [9].
Điều 1 của Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) và Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) công nhận quyền của mọi dân tộc đƣợc tự định đoạt thể chế chính trị, đƣờng lối phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, gồm cả quyền tự do định đoạt các nguồn tài nguyên của mình.
Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân. Từ đầu những năm 80, Việt Nam bắt đầu làm rõ các vấn đề sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong hệ thống chính sách và pháp luật về đất đai. Điểm nổi bật của cấu trúc đất đai mới là việc phân định ba loại quyền đất đai cơ bản do các thực thể khác nhau nắm giữ: quyền sở hữu thuộc về toàn dân, quyền quản lý của nhà nƣớc và quyền sử dụng đƣợc giao cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và cộng đồng.