Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc sống trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành theo hiến pháp 2013 (Trang 86 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực tiễn việc thực thi pháp luật trong bảo đảm quyền đƣợc sống trong mô

2.3.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc sống trong

sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp 2013.

2.3.2.1. Ƣu điểm:

Từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện, đã phát huy vai trò tích cực trong việc huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội. Vai trò tích cực của hệ thống pháp luật đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Thứ nhất, Pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc tạo lập một khung pháp lý khả thi nhằm quản lý chặt chẽ môi trƣờng. Với việc ban hành Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014, đã từng bƣớc đƣa công tác quản lý và sử dụng nƣớc ở nƣớc ta đi dần vảo nề nếp; nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc sử dụng hợp lý đi đôi với bảo vệ chống gây ô nhiễm, nhiễm bẩn và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thứ hai,việc tiếp tục xây dựng đồng bộ gồm các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, tài nguyên rừng; bảo vệ khoáng sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản... đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Điều này khẳng định Đảng và Nhà nƣớc ta không chỉ quan tâm đến việc đầy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện và từng bƣớc nâng cao mức sống của ngƣời dân mà còn rất chú trọng việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cho con ngƣời quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.

Thứ ba,pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành ở nƣớc ta đã tiếp cận và “nội luật hóa” quan điểm phát triển và quản lý môi trƣờng quốc tế: Quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên dựa trên nhận thức môi trƣờng cần phải đƣợc bảo vệ, để có thể thỏa mãn và dung hòa các nhu cầu về nƣớc cho các hoạt động của con ngƣời. Việc quản lý môi trƣờng tổng hợp thông qua các quy định về những lĩnh vực cơ bản sau: thành lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất về môi trƣờng, quy định nội dung, thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về Môi trƣờng, quy định về bảo vệ chất lƣợng nguồn nƣớc; phòng, chống, khắc phục hậu quả và tác hại do nƣớc gây ra, quy định việc cấp phép khai thác sử dụng môi trƣờng, xây dựng chính sách tài chính về môi trƣờng.

Thứ tƣ, pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành đã thể hiện sâu sắc quan điểm bảo vệ, khai thác, sử dụng môi trƣờng; phòng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do ô nhiễm môi trƣờng. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển.

2.3.2.2. Tồn tại hạn chế:

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, cả trong pháp luật cũng nhƣ trong thực thi pháp luật.

Thứ nhất, mặc dù đã xây dựng đƣợc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và quyền con ngƣời nhƣng quá trình thực thi lại nảy sinh nhiều vƣớng mắc. Đó là có sự chồng chéo, không rõ ràng, chƣa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh, từ hệ thống tổ chức quản lý môi trƣờng đến việc triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đã thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản lý môi trƣờng. Tuy nhiên, công tác này ở các cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành về môi trƣờng vừa thiếu vừa yếu.

Thứ ba, việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trƣờng chƣa nghiêm, chế tài chƣa phù hợp, các công cụ quản lý môi trƣờng chƣa đạt hiệu quả. Công tác đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trƣờng còn mang tính hình thức khiến nhiều dự án đã bỏ qua khâu này, hoặc thực hiện mang tính đối phó.

Tóm lại, quan điểm về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định và đề cập rất sớm trong Kế hoạch quốc gia về môi trƣờng và phát triến bền vững 1991-2000 (trƣớc Tuyên bố Rio năm 1992); Luật Bảo vệ môi trƣờng; Nghị định 26/CP, Chi thị 36 (25/6/1998) của Bộ Chính trị khóa VIII; Nghị quyết số 41 (15/11/2004) của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục bảo vệ môi trƣờng trong thời kỷ mới; Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020... Song việc gắn kết, lồng ghép vấn đề quyền con ngƣời và môi trƣờng hay tiếp cận bảo vệ môi trƣờng dựa trên quyền con ngƣời vẫn là vấn đề mới mẻở nƣớc ta cho dù tất cả mọi hoạt động bảo vệ môi trƣờng đều vì môi trƣờng sống trong lành cho tất cá mọi ngƣời. Trên

thực tế, các giải pháp đề ra chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi, vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa luật pháp và tlụrc thi luật pháp. Môi trƣờng tự nhiên vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, với mức độ nghiêm trọng đáng hảo động, công tác bảo vệ môi trƣờng đang đứng trƣớc những thách thức gay gat. Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành bị xâm hại ở nhiều nơi, nhiều lúc, có nơi ở mức độ nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ phận nhân dân. Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng tƣơng đối đầy đủ và mạnh so với các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về môi trƣờng nhƣng chƣa có sự gắn kết với vấn đề bảo vệ quyền con ngƣời. Ngoài Hiến pháp 2013 thì đến nay chƣa có văn bản quy phạm nào đƣợc xây dựng từ góc độ bảo vệ quyền con ngƣời, kể cả Luật bảo vệ môi trƣờng sửa đổi năm 2014. Tuy nhiên, các quy định về quyền của ngƣời dân và các chế tài xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng... đều cho thấy mục đích cuối cùng của các văn bản này đềulà vì một môi trƣờng sống trong lành cho tất cả mọi ngƣời.

Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành chỉ có thể đƣợc bảo đảm khi có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các cơ quan Nhà nƣớc từ lập pháp, hành pháp đến tƣ pháp, từ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đến ngƣời dân. Để thực hiện đúng chức.năng, thẩm quyền của mình, các hoạt động này phải đƣợc bảo đảm bởi một cơ chế chính sách nhất quán; hệ thống luật pháp đƣợc xây dựng và thực thi trên cơ sở bảo đảm và bảo vệ các quyền con ngƣời. Với Hiến pháp 2013 chúng ta có quyền hy vọng một môi trƣờng trong lành và an toàn sẽ sớm trở thành hiện thực.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƢỢC SỐNG TRONG MÔI TRƢỜNG TRONG LÀNH THEO HIẾN PHÁP 2013.

3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp 2013.

Đất nƣớc muốn phồn vinh thì kinh tế - xã hội phải phát triển. Thực tiễn đã cho thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội không thể tách rời những yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng. Chúng ta đã từng có thời kỳ chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trƣớc mắt, không thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng khiến môi trƣờng bị tàn phá và hiện này, đã trở thành mối hiểm hoạ đối với toàn xã hội. Do đó, cần thay đổi nhận thức, phải khẳng định rõ bảo vệ môi trƣờng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.Ngày 28/1/2016, tại phiên Bế mạc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí thông qua Nghị quyết của Đại hội, trong mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020, Nghị quyết đã nhấn mạnh mục tiêu về bảo vệ môi trƣờng: “Đến năm 2020, 95% dân cƣ thành thị, 90% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế đƣợc xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%” [10]. Đây là một trong những mục tiêu cụ thể Đảng ta đặt ra nhằm đảm bảo quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp 2013. Để thực sự bảo đảm quyền quan trọng này đƣợc đƣa vào cuộc sống, hoạt động bảo vệ môi trƣờng đƣợc Đảng, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo theo phƣơng hƣớng sau:

Thứ nhất, Đảng xác định bảo vệ môi trƣờng vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ cấp bách và có tính chiến lƣợc; phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trƣờng là nội dung cơ bản đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trƣớc hết, bảo vệ môi trƣờng là mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc: Bảo vệ môi trƣờng luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Đối với nƣớc ta hiện nay, bảo vệ môi trƣờng đang đƣợc coi là một trong những vấn đề có tính quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề suy thoái môi trƣờng, dẫn đến những tiêu cực kìm hãm sự phát triển kinh tế nhƣ tƣ liệu sản xuất, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bị cạn kiệt, hạn chế khả năng tái sinh của nguồn tài nguyên thiên nhiên... Phát triển kinh tế - xã hội không tách rời những yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hiệu quả và bền vững. Tăng trƣởng kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống nhân dân, điều đó cũng đặt ra cho công tác bảo vệ môi trƣờng nhiều thách thức to lớn. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trƣờng cũng đƣợc xác định là nhiệm vụ của phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc đặt ra đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, ở mọi thành phần kinh tế và mọi địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc, từ trung ƣơng đến cơ sở. Mỗi dự án, mỗi quy hoạch đô thị, làng nghề, nhà máy, xí nghiệp đều phải tính đến yếu tố bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan chung của các đô thị, khu dân cƣ nhƣ hệ thống xử lý chất thải khói bụi, tiếng ồn...; xử lý đúng đắn mối quan hệ này là yêu cầu cần thiết cho các dự án đầu tƣ, quy hoạch. Cần quan tâm đến mô

hình phát triển các ngành nghề theo quy trình tuần hoàn, khép kín, bảo đảm vừa tiết kiệm nguồn nguyên, vừa khắc phục ô nhiễm môi trƣờng. Những nội dung này phải đƣợc ghi nhận trong các nghị quyết của Đảng và phải đƣợc thể chế hoá thành quy định của pháp luật và phải đƣợc quán triệt trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nƣớc, từng ngành và mỗi địa phƣơng, từ đó mới có thể triển khai Hiến pháp 2013 vào cuộc sống. Từ đó, nêu cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng trong việc lãnh đạo toàn diện công tác bảo vệ môi trƣờng, từ việc đƣa ra đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng cho đến việc chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức trong việc đề ra các biện pháp bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng theo từng cấp độ phát triển kinh tế - xã hội, vừa có những giải pháp trƣớc mắt vừa có chiến lƣợc lâu dài.

Thứ hai, Quốc hội ban hành Nghị quyết về lộ trình bảo vệ môi trƣờng với những mục tiêu cụ thể phù hợp với Chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn, từ 2015 đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Xây dựng hoàn thiện các luật liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, nhƣ: Luật Bảo vệ môi trƣờng; Luật Bảo vệ rừng; Luật Bảo vệ tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất; Luật Khoáng sản; Luật Đa dạng sinh học và các luật về tài nguyên khác. Trong đó, đặc biệt chú ý những quy định để điều chỉnh, ngăn cấm các hành vi xâm phạm và quv định cụ thể chế tài đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và mọi công dân trong việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân; đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững của đất nƣớc, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến việc xử lý hành chính theo

hƣớng tăng mức phạt tiền đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng và quy định rõ thẩm quyền xử phạt hành chính của các lực lƣợng có liên quan nhƣ Thanh tra môi trƣờng, Công an, Hải quan, Kiểm lâm... Dành tỷ lệ thích đáng ngân sách nhà nƣớc hàng năm cho công tác bảo vệ môi trƣờng, cho phép và giao cho Chính phủ chỉ đạo việc hình thành và đa dạng các nguồn lực tài chính nhằm tạo ra sự chuyên biến cơ bản trong đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng. Thể chế hoá bằng pháp luật việc áp dụng công cụ kinh tế; ban hành văn bản pháp luật, trong đó quy định rõ những hành vi có khả năng gây ô nhiễm bị ngăn cấm và phải đóng thuế môi trƣờng. Cho phép đƣa chƣơng trình luật bảo vệ Môi trƣờng vào hệ thống giáo dục quốc dân, từ phổ thông cơ sở đến đại học.

Thứ ba, Chính phủ xây dựng Chƣơng trình hành động bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trƣờng, phục hồi và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa tăng trƣởng quản lý kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng phục vụ mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phải chú trọng xây dựng các đề án kiểm soát và quản lý chất thải; quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn; bảo vệ và chống nguy cơ tuyệt chủng các loại động, thực vật và các nguồn gen bản địa quý hiếm, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và môi trƣờng. Đồng thời, thể chế hoá yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trong việc đánh giá tác

động của môi trƣờng đối với các dự án phát triển, đầu tƣ; xác định rõ mức độ ảnh hƣởng môi trƣờng trƣớc khi quyết định phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế phối hợp và quy trình, phân công trách nhiệm từng Bộ trong việc đánh giá, thẩm định tác động môi trƣờng và việc quy hoạch và đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế; đồng thời chỉ đạo các ngành, các địa phƣơng tổ chức, thực hiện. Ban hành văn bản hƣớng dẫn thu các loại phí, lệ phí theo danh mục kèm theo Pháp lệnh phí, lệ phí để có căn cứ pháp luật triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành theo hiến pháp 2013 (Trang 86 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)