Nhận xét về ưu điểm, hạn chế cải cách hành chín hở cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố hà nội (Trang 67 - 73)

Có thể nói trong giai đoạn 2001-2010, việc thực hiện công tác cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện trên cả bốn nội dung là cải cách thể

chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, thực hiện được nhiều công việc, từng bước đã đi vào chiều sâu, tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận trong bộ máy hành chính của các quận, huyện, thị xã. Các mục tiêu, giải pháp thực hiện cải cách hành chính của các quận huyện cơ bản đã phù hợp với các điều kiện thực tế tại các địa phương

2.7.1. Ưu điểm

- Công tác rà soát, hệ thống hóa, xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thường xuyên, kịp thời và đi vào nề nếp. Việc chủ động ban hành quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nâng cao chất lượng văn bản, giảm sự chồng chéo. Đặc biệt, việc nhất thể hóa các cơ chế chính sách với phương châm khẩn trương, thông thoáng hơn, chọn lựa những quy định phù hợp nhất của các địa phương trước hợp nhất để ban hành mới nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhân dân và tạo công cụ pháp lý cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn mới là những nhân tố tích cực góp phần quan trọng tạo chuyển biến lớn trong công tác cải cách thể chế hành chính của các quận, huyện, thị xã thời gian qua.

- Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông từng bước có nền nếp, hiệu quả. Thường xuyên tổ chức rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính, công khai minh bạch thủ tục hành chính. Việc tập hợp, chuẩn hóa, công bố công khai bộ thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa t ại các quận, huyện, thị xã là cơ sở quan trọng để thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông thống nhất, đồng bộ; áp dụng ISO 9001:2000; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đã từng bước được xác định rõ, tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp

huyện được kiện toàn theo hướng thu gọn đầu mối, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, mang tính chất chính quyền đô thị, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chung về cải cách hành chính và đặc thù của Thủ đô.

- Công tác xã hội hóa; sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được quan tâm đẩy mạnh. Phân cấp quản lý kinh tế-xã hội đã giảm tải về công việc cho cấp Thành phố, mở rộng quyền hạn của chính quyền cấp quận, huyện, thị xã, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; từng bước nâng cao năng lực bộ máy, trình độ cán bộ và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân.

- Công tác cán bộ đã được chính quyền các quận, huyện, thị xã quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cơ chế phân cấp, ủy quyền trong lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức; trong tuyển dụng và sử dụng quỹ tiền lương, tiền công được từng bước thực hiện.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được phân cấp hợp lý; tích cực đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng gắn với thực tế và yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường kỷ cương hành chính.

- Đội ngũ cán bộ được từng bước được chuẩn hóa, đã có sự chuyển biến mạnh về phong cách làm việc, trách nhiệm và chất lượng phục vụ nhân dân. Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã đã được nâng cao hơn trước.

- Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001: 2000, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính, bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực trong phương thức hoạt động của cơ quan hành chính hiện đại.

- Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nền hành chính mới theo hướng phục vụ phát triển

đang hình thành. Thông quan một loạt các cải cách và biện pháp như cải cách thủ tục hành chính, cơ chế "một cửa", tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ… và phương châm phục vụ người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính các quận, huyện thị xã đã bước đầu được thiết lập, tạo đà cho những chuyển biến sâu sắc trong cả hệ thống công vụ.

2.7.2. Hạn chế

- Một số quận, huyện chưa quan tâm đúng mức đến thực hiện cải cách hành chính, công tác chỉ đạo tổ chức triển khai còn thiếu đồng bộ, một số nội dung nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 mới được nghiên cứu, chưa triển khai thực hiện như thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo cấp phòng và đơn vị trực thuộc; việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông còn hạn chế, chưa đồng bộ.

- Việc ban hành cơ chế chính sách, xử lý một số bất cập, chồng chéo về nhiệm vụ ở một số đơn vị có thời điểm còn chậm.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một số cơ quan đơn vị chưa bố trí đủ công chức chuyên trách, trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp cao.

- Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên thông trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đất đai còn nhiều vướng mắc. Các biện pháp khắc phục có tác dụng song chưa đạt được hiệu quả cao, có một số việc còn có hiện tượng đùn đẩy, né tránh việc khó. Nhiều trường hợp người dân, doanh nghiệp còn kêu ca, phàn nàn khi đến các cơ quan công quyền giải quyết các công việc hành chính. Có thể kể ra một số nguyên nhân như các đơn vị chưa thực hiện nghiêm quy chế một cửa thậm chí còn có đơn vị không công khai đối với một số thủ tục hành chính (do phòng chuyên môn tiếp nhận) hoặc chỉ công khai khi có đoàn kiểm tra cấp trên về kiểm tra. Cơ chế một cửa liên thông tuy đã có thực hiện, nhưng nhìn chung hiệu quả không cao, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

- Tổ chức bộ máy tuy đã được sắp xếp lại nhiều lần, số đầu mối cơ quan chuyên môn tham mưu về công tác quản lý nhà nước có giảm, nhưng một số Ban quản lý, đơn vị sự nghiệp còn có sự chồng chéo, hiệu quả hoạt động chưa cao (Một số nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất quận, quyện, thị xã trùng lặp, chồng chéo với Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án dẫn đến công tác điều hành của các quận, huyện, thị xã lúng túng, tổ chức hiệu quả thấp). Có thể thấy rằng trong thời gian ngắn từ 2001 đến 2008 theo chỉ đạo của Chính phủ đã 3 lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố và cấp huyện (không tính lần hợp nhất) làm mất đi tính ổn định, phát triển của tổ chức, một số tài liệu mất mát, tài sản thì thất thoát, biên chế không giảm mà lại tăng; sắp xếp lại theo quy định mới có cơ quan không tinh gọn mà còn phức tạp thêm; chưa xác định rõ ranh giới của chức năng quản lý nhà nước và chức năng sự nghiệp

- Lực lượng Thanh tra xây dựng được tăng cường về số lượng, nhưng việc xử lý vi phạm trong xây dựng còn nhiều bất cập, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng, tỷ lệ cấp phép cao nhưng tỷ lệ xây dựng đúng phép thấp, hiệu quả quản lý nhà nước thấp so với việc tăng biên chế.

- Việc xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể, đặc thù để thực hiện khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư còn chậm;

- Phân cấp quản lý kinh tế-xã hội còn gặp một số khó khăn: chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực có liên quan; chưa bảo đảm điều kiện (như về nguồn vốn, cán bộ) để cấp dưới thực hiện nhiệm vụ phân cấp; Phân cấp quản lý trên địa bàn còn khác nhau về phạm vi, đối tượng, mức độ phân cấp. Trình độ cán bộ quản lý trong lĩnh vực xây dựng ở huyện, xã còn nhiều bất cập, cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông còn rất thiếu, yếu đặc biệt là ở tuyến xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phân cấp.

- Tuy chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có được nâng cao hơn trước, song số cán bộ, công chức có trình độ, kỹ năng chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao chưa nhiều, một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng quy chế văn hóa công sở, thái độ phục vụ dân chưa tốt, còn có biểu hiện hách dịch, cửa quyền, tham ô, tham nhũng… Bên cạnh nhiều kết quả đã đạt được, hoạt động công vụ và đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn một số hạn chế. Đổi mới hoạt động công vụ chưa theo kịp với sự đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội và theo hướng tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Nhận thức về hoạt động công vụ và quản lý cán bộ, công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Trong hoạt động công vụ, mối quan hệ giữa hành chính với chính trị; hành chính với sự nghiệp công chưa được phân định rõ ràng. Trên nhiều lĩnh vực, hoạt động công vụ còn thiếu thống nhất và thông suốt; kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức chưa nghiêm; việc phân loại cán bộ, công chức chưa mang tính khoa học, khách quan; bố trí, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Về mặt pháp lý, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ như việc quản lý cán bộ, công chức; nguyên tắc hoạt động công vụ; nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, quyền lợi đối với cán bộ, công chức như chính sách tiền lương, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác; chưa có quy định về thanh tra công vụ... Các điều kiện bảo đảm cho cán bộ, công chức thực thi công vụ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, thông suốt. Trên thực tế, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức gắn với chỉ tiêu biên chế chỉ phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động. Trong nhiều cơ quan, tổ chức, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức có xu hướng nặng về văn bằng, chứng chỉ, chưa chú trọng nhiều đến năng lực của cán bộ, công chức, việc đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với nhu cầu sử dụng; chưa có cơ

chế và chính sách phù hợp để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; xuất hiện hiện tượng nguồn nhân lực chất lượng cao đang có xu hướng dịch chuyển sang khu vực tư.

Những hạn chế nói trên làm cho hoạt động công vụ chưa đạt hiệu quả cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình phục vụ nhân dân. Việc thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về năng lực, chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức làm cho bộ máy hành chính hoạt động trì trệ, kém hiệu quả; tình trạng quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

- Nhiều cơ quan có trụ sở làm việc chật, hẹp, không đạt chuẩn về công sở đối với cơ quan hành chính. Tiến độ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Họp hành còn quá nhiều; công văn giấy tờ hành chính còn nặng nề, lòng vòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố hà nội (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)