THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN HIỆN NAY (5 NỘI DUNG CHỦ YẾU)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

(5 NỘI DUNG CHỦ YẾU)

Hà Nội là Thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích và thứ hai về dân số với 6,472 triệu người. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.

Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là thành phố

phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.

Năm 1954, thành phố có 53.000 dân, diện tích 152km2. Năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584km2, dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng Thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136km2, dân số 2,5 triệu người. Năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924km2, nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999.

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa (trước đây là quận Hoàn Kiếm), mật độ lên tới 35.341 người/km2

. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km2.

Về cơ cấu dân số, theo số liệu năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2009, toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.

Từ ngày 1/8/2008, cả tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) hội nhập vào Hà Nội, nên từ đó Hà Nội có thêm 1 quận, 1 thị xã và 13 huyện là: quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Mê Linh.

Như vậy đến nay, Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã với 577 phường, xã, thị trấn. Trong đó:

- Quận lớn nhất, đông dân nhất: Đó là quận Đống Đa nằm phía Tây Nam nội thành với diện tích 9,96 km2, dân số 387.400 người, mật độ dân số 38.896 người/km2, có 21 phường.

- Quận nhỏ nhất: Đó là quận Hoàn Kiếm, nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Hoàn Kiếm nổi tiếng với nhiều phố cổ, gắn bó với nhiều làng nghề, phố nghề Hà Nội. Đây là nơi đất hẹp, mật độ dân đông vào loại thứ hai trong số các quận (huyện) thành phố. Diện tích: 5,29km2; số dân 180.700 người, trung bình 34.159 người/km2.

- Huyện ngoại thành lớn nhất:Trước ngày 1-8-2008 lớn nhất là huyện Sóc Sơn, nằm ở phía Bắc Thủ đô cách trung tâm Hà Nội 30km, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, Bắc Giang, có diện tích 306km2. Hiện nay, huyện lớn nhất là Ba Vì với 424,34km2 gồm 31 xã và 1 thị trấn, dân số trên 26 vạn người gồm các dân tộc Mường, Dao, Kinh. Ba Vì có sông Đà bọc phía Tây, sông Hồng bao phía Bắc và Đông sông Tích chảy giữa. Không chỉ có vậy, trong huyện cũng có những dãy núi Lôi Sơn, Tùng Sơn, Cẩm Sơn, Mộng Sơn, La Phù, núi Chẹ... và cao nhất là đỉnh Tản Viên (trên 280m). Đây là huyện xa trung tâm Thủ đô nhất, có nhiều tiềm năng du lịch và cũng đang là nghèo nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)