Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

* Nguyên nhân khách quan:

- Cải cách hành chính là công việc khó khăn, phức tạp, nhiều lực cản. - Khối lượng công việc cần giải quyết trên địa bàn Thủ đô rất lớn, đa dạng, phức tạp, trong khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở một số lĩnh vực ban hành không đồng bộ, một số nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính sắp xếp lại nhiều lần, thiếu ổn định (trong 10 năm có 4 lần sắp xếp, tách nhập). Sự phối hợp giữa một số bộ, ban, ngành Trung ương với Thành phố có việc chưa chặt chẽ, nhất là trong việc xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ những khó khăn từ thực tiễn, tạo điều kiện để Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.

- Việc hợp nhất toàn bộ bộ máy hành chính giữa Hà Nội cũ và Hà Tây là chưa có tiền lệ và có tác động sâu sắc đến tiến trình xây dựng, phát triển Thủ đô.

- Hệ thống thang lương cán bộ, công chức, công tác đánh giá cán bộ, công chức chưa phù hợp, chưa tạo được động lực để cán bộ, công chức tận tụy với công việc; Cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập (ví dụ: công chức đã tốt nghiệp lớp tiền công vụ còn phải đi học lớp bồi dưỡng chuyên viên; có bằng cao cấp lý luận, cử nhân hành chính còn phải đi học bồi dưỡng chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính).

* Nguyên nhân chủ quan:

- Việc thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của thành phố ở một số địa phương, cơ sở trong triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính còn thiếu năng động, chưa quyết liệt; một số sở ngành còn trì trệ; người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự vào cuộc, còn chỉ đạo chung chung; cán bộ, công chức làm nhiệm vụ cải cách hành chính chưa được quan tâm đúng mức, tính ổn định thấp; kỷ luật, kỷ cương trong cải cách hành chính chưa nghiêm; công tác tự kiểm tra, giám sát ở không ít cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên; việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm còn thiếu kiên quyết; công tác tuyên truyền vẫn còn hạn chế, chưa có kế hoạch đồng bộ, toàn diện về công tác tuyên truyền cải cách hành chính.

- Một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý trình độ, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, nổi cộm, bức xúc. Phẩm chất một số cán bộ, công chức hành chính còn hạn chế, không thực hiện đúng quy định về nhiệm vụ, công vụ, gây phiền hà cho tổ chức và công dân.

- Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức còn chậm; chính sách, chế độ cán bộ, công chức chưa phù hợp; công tác tuyển dụng công chức chưa được tổ chức định kỳ hàng năm; chưa mạnh dạn thực sự đổi mới về công tác cán bộ.

- Chưa có quy hoạch xây dựng các công sở, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Sự quan tâm đầu tư về cơ sở kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho cải cách thủ tục hành chính còn hạn chế; công tác tổ chức thực hiện đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và giải quyết các thủ tục hành chính triển khai còn chậm, chưa được thực hiện tập trung, nghiêm túc ở một số đơn vị.

* Một số bài học kinh nghiệm

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất của cả hệ thống chính trị và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan, đơn vị là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của cải cách hành chính.

- Người đứng đầu cơ quan đơn vị phải thực sự có bản lĩnh, quyết tâm cao, chuyên môn vững. Thực tế cho thấy, ở cơ quan, đơn vị nào người đứng đầu có chuyên môn vững, thực sự có quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt thì ở nơi ấy kết quả của công tác cải cách hành chính rõ nét, có hiệu quả thiết thực và ngược lại.

- Công tác cải cách hành chính phải được tiến hành toàn diện, đồng bộ tất cả các nội dung trên cơ sở đảm bảo các nguồn lực, xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ, thường xuyên kiểm tra đôn đốc đánh giá thực chất, kịp thời động viên khen thưởng, xử lý vi phạm đối với các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức.

- Việc gì cơ quan cấp dưới làm được và làm tốt thì giao cho các cơ quan đó đảm nhiệm; gắn phân cấp quản lý kinh tế-xã hội với phân cấp ngân sách và phân cấp tổ chức bộ máy, cán bộ; tránh phân cấp đại trà, bình quân chủ nghĩa; tăng cường phân cấp không tách rời trách nhiệm của các sở, ngành trong công tác hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện của quận, huyện, thị xã.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)