Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
Thủ tục hành chính trong hoạt động của bất cứ cơ quan hành chính nhà nước nào cũng đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các cá nhân, tổ chức. TTHC đơn giản, phù hợp, minh bạch sẽ tạo
điều kiện thuận lợi, tác động tích cực đến cá nhân, tổ chức và ngược lại, TTHC phức tạp, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quá trình thực hiện TTHC. Trong khi đó, TTHC trong QLNN về giáo dục còn nhiều bất cập. Ví dụ, nhiều thủ tục không phải là TTHC nhưng cơ quan QLNN vẫn coi đây là TTHC gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện; tồn tại về thời hạn, hồ sơ, yêu cầu, điều kiện… của TTHC.
Hơn nữa, không phải cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục nào cũng nhận cũng nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục. Luận án không chỉ nghiên cứu kết quả, hạn chế của cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục mà còn chỉ rõ nguyên nhân của hạn chế và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục.
Do vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao phải cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục? Những nội dung, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục? Thực trạng cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục? Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục? Đó là những vấn đề đặt ra cho quá trình nghiên cứu yêu cầu tác giả luận án phải làm rõ.
Các vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục, TTHC, đặc điểm, vai trò của TTHC trong QLNN về giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục cũng sẽ được nghiên cứu một cách có hệ thống trong luận án.
Kết luận chƣơng 1
1. Cải cách TTHC nói chung, cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. TTHC đơn giản, nhanh gọn, phù hợp không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân, tổ chức trong nước mà còn là lợi thế cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.
Ngược lại, TTHC phức tạp, không minh bạch, rõ ràng, không đơn giản, dễ thực hiện cho cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lại tạo thêm những rào cản vô hình (Ví dụ: yêu cầu cá nhân, tổ chức đi lại nhiều lần chỉ để thực hiện một nội dung đơn giản trong TTHC như bổ sung các thành phần hồ sơ, giấy tờ của TTHC... mà lẽ ra nếu được hướng dẫn đúng, đủ thì cá nhân, tổ chức chỉ cần đến nộp một lần là xong) sẽ gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức khi tham gia thực hiện TTHC.
2. Qua việc tìm hiểu, tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu có liên quan đến cải cách TTHC chủ yếu tập trung vào một số nội dung sau đây:
Những vấn đề lý luận chung về TTHC: Các công trình nghiên cứu khi đề cập đến những vấn đề lý luận chung về TTHC đã đề cập đến các nội dung như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của TTHC; phân loại TTHC; nguyên tắc xây dựng và yêu cầu, nghĩa vụ thực hiện TTHC [59]...
Về hoạt động cải cách TTHC: Các công trình nghiên cứu về cải cách TTHC trọng tâm gồm một số cuốn sách chuyên khảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam” [53] “Nền hành chính và cải cách hành chính của Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc” [54]; và gần đây nhất là “Giáo trình thủ tục hành chính” [84] đã đề cập đến một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và yêu cầu cần thiết phải cải cách TTHC.
Bên cạnh các sách chuyên khảo, có một số bài viết về TTHC như: “Một số ý kiến về cải cách thủ tục hành chính hiện nay”; “Luận về thủ tục hành chính hiện nay”; “Kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính thông qua đánh giá tác động”; “Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính”... Các bài viết trên cũng bàn về khái niệm, đặc điểm của TTHC [71, tr.13-17]; những bất cập của TTHC, nguyên tắc, yêu cầu của việc cải cách các TTHC [103, tr.3-9]; sự cần thiết kiểm soát chất lượng quy định TTHC thông qua đánh giá tác động [81, tr.49-52]....
3. Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học về TTHC trong nước và nước ngoài, qua hệ thống hóa các quan điểm khoa học, tác giả luận án sẽ bày tỏ những quan điểm cá nhân và luận giải những vấn đề còn đang tồn tại, vướng mắc chưa giải quyết được về cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục.
Tác giả cũng đồng tình với những nhận định trong các công trình nghiên cứu trên. Tuy nhiên, tác giả cho rằng cần chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trọng từng lĩnh vực cụ thể trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nhất là thực trạng về xây dựng, ban hành, kiểm soát và xử lý vi phạm về TTHC trong QLNN về giáo dục.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH