Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính trong quản lý
2.1.4. Thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục
2.1.4.1. Khái niệm thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục
Như phần khái niệm TTHC đã phân tích, TTHC nói chung được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết và yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Cùng với các lĩnh vực khác như: lĩnh vực khoa học, công nghệ; lĩnh vực giáo dục và đào tạo; lĩnh vực lao động; lĩnh vực bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân…, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động quản lý nhà nước diễn ra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Từ khái niệm TTHC, khái niệm QLNN về giáo dục, chúng ta có thể hiểu TTHC trong QLNN về giáo dục như sau:
Thủ tục hành chính trong QLNN về giáo dục là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết và yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí (trường hợp TTHC phải có) do cơ quan QLNN về giáo dục, người có thẩm
quyền trong cơ quan QLNN về giáo dục quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức nhằm đạt được một kết quả cụ thể trong QLNN về giáo dục.
2.1.4.2. Đặc điểm thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục
Bên cạnh những đặc điểm của TTHC như: TTHC được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật; TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước; TTHC được quy định bởi nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau; TTHC rất đa dạng, phức tạp và có tính mềm dẻo, linh hoạt. TTHC trong QLNN về giáo dục có một số đặc điểm mang tính đặc thù sau:
Một là, TTHC trong QLNN về giáo dục có tính ổn định tương đối, phù hợp
với thực tiễn
Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng tuân thủ TTHC trong QLNN về giáo dục chủ yếu là người học (học sinh, sinh viên…). Với trên 20 triệu người học, TTHC trong QLNN về giáo dục cần được áp dụng ổn định trong nhiều năm để không ảnh hưởng đến quyền lợi của người học (về mặt tâm lý, thời gian…). Ví dụ: Thủ tục chuyển trường, thủ tục tuyển sinh…
Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Công tác đổi mới giáo dục và đào tạo cần phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, chính vì vậy, TTHC trong QLNN về giáo dục hằng năm có sự thay đổi nhất định. Ví dụ: thủ tục đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng hằng năm có sự thay đổi khác nhau về thời gian xét tuyển, điều kiện, trình tự thủ tục xét tuyển. Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu, việc cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục giai đoạn hiện nay cần tính đến việc quy định TTHC phải thực sự phù hợp với thực tiễn và được áp dụng trong một thời gian dài (trong nhiều năm).
Hai là, TTHC trong QLNN về giáo dục đa dạng và có tính liên thông với nhau
Tùy thuộc vào thẩm quyền giải quyết TTHC, trình tự, thủ tục và đối tượng thực hiện TTHC. Ví dụ: TTHC trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có thể kể đến là: Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trường đại học; thủ tục giải thể trường đại học; thủ tục đổi tên trường đại học; thủ tục sáp nhập, chia tách trường cao đẳng… TTHC trong lĩnh vực văn bằng chứng chỉ như thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc; thủ tục cấp phôi bằng tiến sĩ…; TTHC trong lĩnh vực quy chế thi, tuyển sinh như thủ tục đăng ký dự thi tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học; thủ tục tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài…
Trong đặc điểm này cần phân biệt với việc do năng lực hạn chế mà dẫn đến tình trạng có sự “liên hoàn” của thủ tục trong nội bộ hành chính. Thủ tục này sinh ra các thủ tục khác (lẽ ra không đáng có).
Ví dụ: Do ngành Giáo dục quy định người bảo vệ luận án tiến sĩ phải đăng báo (mà chỉ ở một số báo lớn), nên tất cả các cơ sở đào tạo phải xây dựng thủ tục này trong hồ sơ bảo vệ. Từ đó, một số tờ báo phải có trách nhiệm giành một diện tích cần thiết để làm việc này (rất tiếc các tờ báo lại không thấy trách nhiệm của họ, trái lại, việc đăng báo phải tự lo toan, chạy vạy và đắt đỏ vì nó bị tính như việc quảng cáo). Thủ tục này lẽ ra nên để ở tờ báo ngành hoặc ở phụ trương của nó có giá trị đại chúng trong ngành giáo dục và chỉ cần thông tin trong giới khoa học, học đường biết, với chi phí khuyến khích. Công trình khoa học, ai chả muốn quảng bá, sao lại phải bắt buộc thông tin? Hơn nữa, việc gian dối của bất kỳ ai đều phải trả giá đắt về danh dự và tiền bạc. Riêng việc gian dối thì thời hiệu của chế tài phải có giá trị hồi tố (sự dối trá có thể bị phát hiện và trừng phạt bất cứ khi nào bị phát hiện, dù sau bao nhiêu năm, thậm chí tác giả của nó đã chết cũng có thể tước học vị tiến sĩ của hồ sơ đó) [61].
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có nhiều TTHC khác nhau. Việc thực hiện TTHC trong QLNN về giáo dục có thể làm phát sinh các thủ tục khác, bởi vì mỗi quan hệ có TTHC riêng không giống nhau.
Ví dụ: Việc thực hiện thủ tục Bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, ngoài việc thực hiện trình tự thủ tục quy định tại Quyết định số 20/2012/QĐ- TTg ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ- TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, người thực hiện TTHC còn phải tuân thủ trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chi tiết về việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Đặc điểm này đặt ra yêu cầu là TTHC trong QLNN về giáo dục phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lý từ việc đặt tên TTHC đến việc quy định các nội dung có liên quan của TTHC như: Trình tự thực hiện TTHC; cách thức thực hiện TTHC; hồ sơ; thời hạn giải quyết TTHC; đối tượng thực hiện TTHC; cơ quan thực hiện TTHC; phí, lệ phí (nếu có); mẫu đơn, tờ khai (nếu có); yêu cầu, điều kiện (nếu có); kết quả thực hiện TTHC.
Đối với TTHC được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, cần được rà soát và quy định thống nhất trong một văn bản, thành một TTHC. Làm được như vậy thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC. Ngược lại sẽ gây khó khăn, thậm chí tiêu cực cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC.
giáo dục nói riêng có hiệu quả thì một trong những việc cần thiết là phân loại TTHC.
Hiện nay, việc phân loại TTHC dựa trên các tiêu chí khác nhau [59]. - Theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước: Các TTHC được xác định cho từng lĩnh vực quản lý nhà nước và được phân chia theo cơ cấu chức năng của bộ máy quản lý hiện hành. Ví dụ: Thủ tục đăng ký kinh doanh; thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…
- Theo công việc cụ thể của các cơ quan nhà nước: Cách phân loại này đơn giản, có khả năng áp dụng rộng rãi. Ví dụ: Thủ tục thi nâng ngạch giảng viên; thủ tục tuyển dụng viên chức; thủ tục ban hành văn bản hành chính…
- Theo chức năng cung cấp các dịch vụ trong quản lý nhà nước: Các TTHC theo cách phân loại này bao gồm các thủ tục cung cấp các dịch vụ công cho công dân và các tổ chức có nhu cầu. Ví dụ: Thủ tục mua và thanh toán tiền bảo hiểm; thủ tục cấp phát phôi văn bằng, chứng chỉ; thủ tục kiểm tra mức độ an toàn trong lao động …
- Dựa trên quan hệ công tác: TTHC được phân loại thành TTHC nội bộ (Bao gồm các thủ tục về quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên với cấp dưới, quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, ngang cấp và ngang quyền, quan hệ công tác giữa chính quyền với các bộ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp trên…); thủ tục liên hệ (loại thủ tục này thường được thể hiện dưới một số dạng như Thủ tục cho phép; thủ tục ngăn cấm hay cưỡng chế thi hành; thủ tục trưng thu, trưng dụng); thủ tục văn thư...
Như trên đã phân tích, TTHC trong QLNN về giáo dục có đặc điểm riêng biệt so với TTHC nói chung, việc phân loại TTHC trong QLNN về giáo dục theo chúng tôi là rất cần thiết, góp phần quan trọng trong việc rà soát,
đánh giá tác động và quy định trong văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng cho các chủ thể khác nhau.
Thủ tục hành chính trong QLNN về giáo dục được phân loại theo các căn cứ khác nhau, cụ thể là:
- Phân loại theo thẩm quyền giải quyết TTHC, đối tượng thực hiện TTHC. Theo đó TTHC trong QLNN về giáo dục được phân loại thành:
+ Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cấp trung ương. + Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh. + Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. + Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã.
- Phân loại theo lĩnh vực, TTHC trong QLNN về giáo dục được phân loại thành:
+ Thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ví dụ: Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trường đại học; thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo; thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ sở giáo dục đại học…
+ Thủ tục hành chính trong lĩnh vực quy chế thi, tuyển sinh. Ví dụ: Thủ tục đăng ký dự thi tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học; thủ tục đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia; thủ tục triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đến trường…
+ Thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn nhà giáo. Ví dụ: Thủ tục công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân…
+ Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hệ thống văn bằng, chứng chỉ. Ví dụ: Thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc; thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ; thủ tục cấp phôi bằng tiến sĩ…