Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm
4.3.5. Đổi mới thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử
nghĩa vụ của các chủ thể cho phù hợp với các chức năng cơ bản của TTHS, cần thiết thay đổi, bổ sung các thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử cho phù hợp với những thay đổi nêu trên:
- Bổ sung thủ tục Tòa án kiểm tra việc VKS giao bản sao cáo trạng hoặc quyết định truy tố cho bị can, người bào chữa. BLTTHS hiện hành có quy định về việc giao bản cáo trạng cho bị can (Điều 166) nhưng không quy định giao cho người bào chữa, đồng thời, khơng quy định thủ tục Tịa án kiểm tra việc này. Điều 167 BLTTHS quy định nội dung của bản cáo trạng gồm: ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can; những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sư; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của BLHS được áp dụng. Như vậy, Bản cáo trạng chứa đựng những nội dung rất quan trọng phản ánh quan điểm buộc tội và chứng cứ buộc tội bị can, cần thiết phải được chuyển đến bị can trong thời gian đủ để bị can thực hiện quyền bào chữa của mình. Việc bổ sung thủ tục Tòa án kiểm tra việc VKS giao bản sao cáo trạng hoặc quyết định truy tố cho bị can, người bào chữa là một trong những biện pháp quan trọng để bên bào chữa thực hiện tốt quyền bào chữa, loại bỏ các vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng ảnh hưởng đến quyền quan trọng này của người bị buộc tội.
- Không chia thủ tục tố tụng tại phiên tòa thành thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận mà nhập chung vào một thủ tục. BLTTHS hiện hành quy định, tại phiên tịa, ngồi các thủ tục có tính chất chuẩn bị cho việc xét xử, nghị án và tun án thì có hai thủ tục chính: thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận. Thủ tục xét hỏi được quy định với vai trò nổi trội và chủ yếu của Hội đồng xét xử. Sau phần công bố cáo trạng của kiểm sát viên, Hội đồng xét xử hỏi đầu tiên và hỏi hầu hết các tình tiết của vụ án, sau đó mới đến phần hỏi của kiểm sát viên và người bào chữa. Thủ tục tranh luận được quy định với vai trò nổi trội và chủ yếu của bên buộc tội và bên bào chữa, Hội đồng xét xử chủ yếu đóng
vai trị điều khiển phiên tranh luận giữa hai bên. Quy định tách riêng hai thủ tục (thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận) như BLTTHS hiện hành chỉ phù hợp với phiên tịa theo mơ hình TTHS thẩm vấn, thẩm phán giữ vai trị xét hỏi chính, do vậy, mới cần thiết có thủ tục tranh luận với nghĩa là sân chơi riêng chỉ có sự tham gia tranh luận của hai bên (bên buộc tội và bên bào chữa). Thực chất của việc đổi mới quyền, nghĩa vụ của các chủ thể và trình tự tiến hành xét hỏi như nêu ở các phần trên đã chứa đựng trong đó các nội dung xét hỏi, tranh luận, kiểm tra chéo, tranh tụng giữa các bên. Do vậy, không cần thiết tồn tại thủ tục tranh luận với ý nghĩa là một thủ tục tố tụng độc lập trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa.