Những ưu thế và hạn chế của mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tố tụng hình sự việt nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng luận án TS luật 62 38 40 (Trang 54 - 56)

e. Về các chức năng tố tụng

2.2.2.2. Những ưu thế và hạn chế của mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn

a) Những ưu thế của mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn

Thứ nhất, ưu thế lớn nhất của mơ hình TTHS thẩm vấn so với mơ hình

TTHS tranh tụng là ở chỗ do trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan nhà nước với vai trò trung tâm của thẩm phán, việc tiến hành các hoạt động tố tụng khơng mang tính thiên vị, thủ tục tố tụng không nặng về buộc tội hay gỡ tội của một bên tranh tụng, do vậy tránh được xu hướng che giấu sự thật hoặc tìm mọi cách để thuận lợi cho việc buộc tội hoặc gỡ tội của các bên tranh tụng. Đồng thời, do xác định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Nhà nước kết hợp với phương pháp tố tụng thẩm tra, thẩm vấn được áp dụng xuyên suốt các giai đoạn tố tụng (kể cả tại phiên tịa) nên sự thật được tìm ra nhanh chóng hơn, Nhà nước có thể kiểm sốt tình hình tội phạm tốt hơn.

Thứ hai, do giao trọn vẹn trách nhiệm chứng minh tội phạm cho các

cơ quan tố tụng nên trong trường hợp người bị hại không đủ khả năng và điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì mơ hình TTHS thẩm vấn có lợi thế hơn trong việc bảo vệ người bị hại.

Thứ ba, phiên tòa trong TTHS thẩm vấn diễn ra nhanh chóng hơn và ít

tốn kém. Thẩm phán tham gia tố tụng trước giai đoạn xét xử, nghiên cứu trước hồ sơ vụ án, vạch trước kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch tại phiên tòa nên thời gian xét xử rút ngắn cơ bản so với phiên tịa trong mơ hình TTHS tranh tụng, đồng thời, các chi phí khác cũng được tiết kiệm hơn, như khơng phải chi phí cho bồi thẩm đồn…

bởi những chứng cứ do các bên đối lập lựa chọn đưa ra, nếu muốn thẩm phán có thể tự mình đi tìm chứng cứ (kể cả trong trường hợp các bên không mong muốn đưa ra). Thẩm phán có thẩm quyền phát triển các chứng cứ tại phiên tòa, chủ động gọi và thẩm vấn bị cáo, nhân chứng, bị hại.

b) Những hạn chế của mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn

Thứ nhất, do quá đề cao vai trò của các cơ quan nhà nước trong quá

trình đi tìm sự thật vụ án; người bị hại gần như chỉ có vai trị là người làm chứng trong vụ án; bị can, bị cáo gần như bị xem là đối tượng của các cơ quan tố tụng, khơng được chứng minh là mình vơ tội do vậy trong TTHS thiếu đi yếu tố công bằng, bình đẳng. Cũng chính từ điều này, Herbert Packer cho rằng, hệ thống TTHS thẩm vấn xác lập nguyên tắc "suy đốn có tội" thay vì phải "suy đốn vơ tội" và ông cho rằng, điểm khác biệt cơ bản giữa mơ hình TTHS thẩm vấn và mơ hình TTHS tranh tụng là ở chỗ, trong mơ hình TTHS tranh tụng, nghi can được coi là vô tội cho đến khi chứng minh được anh ta có tội, cịn trong mơ hình TTHS thẩm vấn, nghi can bị coi là có tội cho đến khi chứng minh rằng anh ta vô tội [108].

Thứ hai, mơ hình TTHS thẩm vấn dễ dẫn đến xâm phạm quyền con

người, quyền công dân, nhất là quyền của người bị buộc tội. Giai đoạn điều tra được tiến hành một cách bí mật, nghi can và người bào chữa của họ bị hạn chế tham gia giai đoạn điều tra; cảnh sát điều tra có thể đặt ra những áp lực đáng kể đối với nhân chứng và những người phải trình bày trước họ.

Thứ ba, sự tham gia tích cực của thẩm phán trong giai đoạn tiền xét xử

dẫn đến những nguyên tắc tiến bộ như xét xử nhanh chóng và bằng lời, khám phá sự thật tại phiên tòa và các thủ tục tố tụng tại phiên tòa nhiều khi mang tính hình thức. Sự tham gia sâu của thẩm phán trong giai đoạn điều tra nhiều khi tạo định kiến của thẩm phán trong giai đoạn xét xử, phán quyết của Tịa án dường như đã có sẵn trong đầu thẩm phán trước khi xét xử.

Thứ tư, trong TTHS thẩm vấn khơng có sự phân định rành mạch giữa

các chức năng cơ bản trong TTHS, một chủ thể có thể đảm đương nhiều chức năng tố tụng.

Thứ năm, do cách thức tiến hành của mơ hình tố tụng này dẫn đến

nguy cơ làm oan người vô tội cao hơn so với mơ hình TTHS tranh tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tố tụng hình sự việt nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng luận án TS luật 62 38 40 (Trang 54 - 56)